Người dùng chịu trách nhiệm duy nhất và độc lập cho bất kỳ nội dung nào họ tải lên, đăng tải, hoặc chia sẻ thông qua nền tảng của chúng tôi. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng nội dung của người dùng hoặc đối tác liên quan đến nội dung đó.
Chúng tôi không bảo đảm hoặc đưa ra bất kỳ cam kết nào liên quan đến tính an toàn, đáng tin cậy hoặc tính phù hợp của nội dung được tải lên bởi người dùng. Người dùng đồng ý rằng việc sử dụng nội dung này hoàn toàn do ý muốn và tự chịu rủi ro.
Chúng tôi có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, theo dõi, xem xét, xóa hoặc sửa đổi bất kỳ nội dung nào do người dùng tạo ra và chia sẻ trên nền tảng của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi có quyền hành động nếu nội dung vi phạm điều khoản sử dụng hoặc chính sách của chúng tôi.
Bằng cách sử dụng nền tảng của chúng tôi, người dùng đồng ý rằng họ hiểu và chấp nhận các điều khoản và điều kiện được quy định trong lời văn tuyên bố miễn trừ trách nhiệm này và chịu trách nhiệm về việc kiểm tra định kỳ các thay đổi của nó.
Nội dung tài liệu
BÀI 3. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
(NỬA SAU THẾ KỈ XVIII – GIỮA THẾ KỈ XIX)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp
- Nêu được những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống xã hội.
2. Về năng lực:
- Biết khai thác nội dung và sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, tìm hiểu thêm từ internet, sách, báo về những phát minh khoa học kĩ thuật cũng như những tác động của nó đối với cuộc sống hiện nay.
- Biết phân tích sự kiện để rút ra kết luận, nhận định, liên hệ thực tế.
3. Về phẩm chất:
- Giáo dục học sinh yêu lao động, say mê với phát minh khoa học kĩ thuật.
- Khâm phục, biết ơn đối với những nhà khoa học và những phát minh về khoa học kĩ thuật của họ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên (GV)
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học:
+ Video cách mạng công nghiệp
+ Tranh ảnh các thành tựu của cách mạng công nghiệp
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh (HS)
- SGK, tranh, ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự tò mò, ham học hỏi và lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học; tạo không khí hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới.
b. Nội dung
- GV chiếu cho hs quan sát 1 số kênh hình về thành tựu kĩ thuật trong bài học và trả lời câu hỏi: