Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Châu Phi SVIP
I. KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO
- Nhiệt độ và độ ẩm cao ở môi trường xích đạo giúp cho cây trồng phát triển quanh năm, tạo điều kiện trồng gối vụ, xen canh nhiều loại cây. Ở đây hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (cọ dầu, ca cao…) theo quy mô lớn nhằm mục đích xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
- Tầng mùn trong đất ở môi trường xích đạo không dày, lớp phủ thực vật lại bị tàn phá nhiều nên mùn dễ bị nước mưa rửa trôi (đặc biệt là ở các sườn dốc của đồi, núi). Vì vậy, việc bảo vệ rừng và trồng rừng là hết sức cần thiết.
II. KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
- Tại những khu vực khô hạn như vùng xa van ở Nam Xa-ha-ra, làm nương rẫy vẫn là hình thức canh tác phổ biến, cây trồng chính là lạc, bông, kê,.. chăn nuôi dê, cừu,.. theo hình thức chăn thả.
- Ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm như Đông Nam Phi, đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả (chuối,...) và cây công nghiệp (mía, chè, thuốc lá, bông, cà phê,...) với mục đích xuất khẩu.
- Hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản (vàng, đồng, chì, đầu mỏ, khí tự nhiên,... ) có vai trò hết sức quan trọng. Một số nước cũng phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cây nông nghiệp và sản phẩm chăn nuôi.
- Ở môi trường nhiệt đới, cần chú ý xây dựng các công trình thuỷ lợi để đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân trong mùa khô.
- Một số quốc gia châu Phi (Kê-ni-a, Tan-da-ni-a) đã thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên vừa để bảo là và các hệ sinh thái tự nhiên, vừa phát triển du lịch sinh thái.
III. KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
- Tại các ốc đảo, nơi có nguồn nước lộ ra, người dân trồng cây ăn quả (cam, chanh và đặc biệt là cây chà là) và một số cây lương thực (lúa mạch,...) trên những mảnh ruộng nhỏ. Do nguồn nước và thức ăn khan hiếm, đàn gia súc (dê, lạc đà,...) được di chuyển từ nơi này đến nơi khác (chăn nuôi du mục).
- Nhờ tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, nhiều mỏ dầu khí lớn, các mỏ khoáng sản và các túi nước ngầm được phát hiện; do đó, nhiều vùng hoang mạc đã thay đổi. Hoạt động du lịch cũng đem lại nguồn thu lớn cho người dân nơi đây.
- Tuy vậy, biến đổi khí hậu và việc khai thác thiên nhiên không hợp lí của con người đã khiến diện tích hoang mạc ở châu Phi ngày càng mở rộng. Các nước trong khu vực đã có nhiều biện pháp như hợp tác để thành lập “vành đai xanh” chống lại tỉnh trạng hoang mạc hoá....
IV. KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở MÔI TRƯỜNG CẬN NHIỆT
- Tận dụng lợi thế khí hậu ở môi trường cận nhiệt, các nước đã trồng các loài cây ăn quả (nho, cam, chanh, ô liu, có giá trị xuất khẩu và một số cây lương thực (lúa mì, ngô). Gia súc chính là cừu.
+ Hoạt động khai thác khoáng sản rất phát triển, khu vực là một trung tâm lớn của thế giới về khai thác dầu (An-giê-ri), đồng thời phát triển công nghiệp khai thác vàng, kim cương (Cộng hoà Nam Phi)
+ Môi trường cần nhiệt cũng thuận lợi để phát triển các hoạt động du lịch.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây