Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Luyện tập Bài 12 SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
Một trong những địa điểm diễn ra các hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu (đầu thế kỉ XX) là
Một trong những địa điểm diễn ra các hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh là
Năm 1908, Phan Bội Châu đã tham gia thành lập tổ chức
Năm 1911, Phan Bội Châu đã trở về hoạt động ở
Từ năm 1911 đến năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện các hoạt động đối ngoại ở
Từ năm 1911 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức nào khi ở nước ngoài?
Một trong những hoạt động đối ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1930 - 1945 là
Một trong những tổ chức được Đảng Cộng sản Đông Dương tích cực củng cố quan hệ trong giai đoạn 1930 - 1945 là
Người Cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam là
Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động đối ngoại nào sau đây?
Mục đích thực hiện các hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu là
Mục đích thực hiện các hoạt động đối ngoại của Phan Chu Trinh là
Sự kiện nào sau đây đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam?
Với mục tiêu đánh đuổi thực dân Pháp để giành lại độc lập, năm 1905, Phan Bội Châu khởi xướng phong trào đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản để học tập, được gọi là phong trào
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, thông qua Mặt trận Việt Minh, Đảng Cộng sản Đông Dương ủng hộ lực lượng nào sau đây?
Trong quá trình hoạt động cách mạng những năm 1920 – 1925, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia thành lập tổ chức
“Tàn sát người dân chịu sưu dịch, trấn áp nho sĩ, phá các trường học và các hội buôn được thành lập theo đúng lời chỉ dẫn của Chính phủ, đó là những biện pháp mà Nhà nước Đông Dương đã thực hiện sau các cuộc biểu tình khẩn nài của dân Nam chống lại sưu cao dịch nặng đã đẩy họ vào cảnh nghèo khổ và chết đói,...”.
(Phan Châu Trinh, Điều trần gửi Hội Nhân quyền (Pa-ri, 1912); trích trong: Phan Châu Trinh Toàn tập, Tập 2, NXB Đà Nẵng, 2005, tr. 161)
a) Sau các cuộc biểu tình chống sưu cao dịch nặng năm 1908, chính quyền Đông Dương đã trấn áp nho sĩ và phá hủy các trường học. |
|
b) Phan Châu Trinh đã viết đoạn tư liệu trên tại Việt Nam vào năm 1908, ngay sau các cuộc biểu tình nổ ra. |
|
c) Chính quyền Đông Dương đàn áp mạnh các phong trào đấu tranh vì cho rằng chúng làm ảnh hưởng đến trật tự thuộc địa và đe dọa quyền lợi của thực dân Pháp. |
|
d) Phản ứng của chính quyền thực dân Đông Dương sau phong trào chống thuế năm 1908 cho thấy chính quyền thực dân đã có xu hướng cải cách tiến bộ để giải quyết yêu cầu của nhân dân. |
|
“Cuối năm 1917, Người [Nguyễn Ái Quốc] từ nước Anh trở lại nước Pháp, chọn Pari làm điểm dừng chân hoạt động. Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một chính đảng tiến bộ nhất lúc đó ở Pháp. Tháng 6-1919, nhân các nước thắng trận họp Hội nghị Vécxai (Versailles), thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Người gửi tới Hội nghị Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam (ký tên Nguyễn Ái Quốc), gồm 8 điểm đòi Chính phủ Pháp thực hiện quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin đăng trên báo L'Humanité (Nhân đạo) của Đảng Xã hội Pháp”.
(Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2007, tr.255)
(Nhấp vào ô màu vàng để chọn đúng / sai)a) Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam khi đang hoạt động cách mạng tại Trung Quốc. |
|
b) Bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc lựa chọn đúng con đường giải phóng dân tộc Việt Nam. |
|
c) Bản yêu sách của Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vécxai năm 1919 đã đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý và một số quyền dân tộc cơ bản cho người bản xứ. |
|
d) Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin (1920) đã tạo ra sự chuyển biến về nhận thức, kéo theo sự chuyển biến về hành động sau đó. |
|
Điểm tương đồng trong hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX là đều
“Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do có Chính phủ của mình, Nghị viện của mình, quân đội của mình, tài chính của mình, và là một phần tử trong Liên bang Đông Dương, ở trong khối Liên hiệp Pháp”.
(Trích: Khoản 1, Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp, ngày 6-3-1946)
a) Pháp thừa nhận nền độc lập, tự do của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, thuộc khối Liên hiệp Pháp. |
|
b) Pháp công nhận nền độc lập, tự do của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. |
|
c) Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là quốc gia tự do. |
|
d) Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là quốc gia trong khối Liên hiệp Pháp. |
|
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây