Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 14: Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX SVIP
1. Trung Quốc từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
a) Quá trình xâm lược của các nước đế quốc
- Vào giữa thế kỉ XIX, Trung Quốc trở thành "miếng mồi" ngon cho các nước đế quốc phân chia, xâu xé.
- Năm 1840, lấy cớ chính quyền Mãn Thanh tịch thu và tiêu hủy toàn bộ thuốc phiện của thương nhân Anh, thực dân Anh đã gây chiến với Trung Quốc, thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện, kéo dài đến năm 1842.
- Kết quả sau cùng, chính quyền Mãn Thanh phải kí Hiệp ước Nam Kinh đầu hàng và chấp nhận những điều khoản có lợi cho thực dân Anh.
+ Hiệp ước Nam Kinh quy định: Trung Quốc phải mở năm cửa biển cho thương nhân người Anh vào buôn bán, phải bồi thường chiến tranh và nhượng cho Anh vùng đất Hồng Công,...
- Vào nửa sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc từng bước nhảy vào xâu xé Trung Quốc.
+ Đức đã chiếm được vùng Sơn Đông.
+ Anh chiếm được vùng châu thổ sông Dương Tử.
+ Nga, Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc.
+ Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông,...
- Năm 1901, sau khi kí Hiệp ước Tân Sửu với các nước đế quốc, Trung Quốc trở thành một nước phong kiến, nửa thuộc địa.
b) Cách mạng Tân Hợi (1911)
*Nguyên nhân bùng nổ
- Tháng 5 - 1911, chính quyền Mãn Thanh ra Sắc lệnh "Quốc hữu hóa đường sắt", nhưng thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc.
=> Sự kiện này đã gây ra làn sóng căm phẫn trong quần chúng nhân dân, châm ngòi cho sự bùng nổ của Cách mạng Tân Hợi (1911).
*Diễn biến chính
- 10 - 10 - 1911, với mục tiêu lật đổ chính quyền Mãn Thanh, cách mạng bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương, sau đó lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung.
- Cuối tháng 12 - 1911, Trung Hoa Dân quốc được thành lập, Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời.
- Sau khi vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn buộc phải từ chức vào tháng 2 - 1912, Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Tổng thống. Cách mạng chấm dứt.
*Kết quả, ý nghĩa, hạn chế
- Cách mạng giành thắng lợi bước đầu là do có sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, đứng đầu là Tôn Trung Sơn với cương lĩnh "Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc", tiến tới một nước Trung Hoa dân chủ, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa => Cách mạng nhận được sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
- Kết thúc nền thống trị mấy nghìn năm của chế độ phong kiến Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở nước này phát triển.
- Cách mạng Tân Hợi và tư tưởng của Tôn Trung Sơn có ảnh hưởng nhất định đến nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
- Tuy nhiên, cuộc cách mạng chưa xóa bỏ triệt để giai cấp phong kiến, cũng như chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, không chống lại các nước đế quốc xâm lược.
2. Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
a) Cuộc Duy tân Minh Trị (1868)
- Tháng 1 - 1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành một loạt cải cách mà lịch sử gọi là cuộc Duy tân Minh Trị.
Lĩnh vực | Nội dung chính |
Chính trị |
- Thành lập chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ. - Ban hành Hiến pháp năm 1889 với quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng. - Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền. |
Kinh tế |
- Thống nhất tiền tệ và thị trường, cho phép mua bán ruộng đất và tự do kinh doanh. - Xây dựng đường sá, cầu cống. |
Quân sự |
- Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. - Phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí,... - Học tập các chuyên gia quân sự nước ngoài về lục quân, hải quân. |
Giáo dục |
- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy. - Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây. |
- Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, đưa Nhật Bản phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học - kĩ thuật => Nhật Bản giữ vững được nền độc lập và trở thành một nước tư bản chủ nghĩa.
b) Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
- Bước sang thế kỉ XX, nhờ tiền bồi thường sau cuộc Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895), kinh tế Nhật Bản ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt về công nghiệp.
+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí và quân trang trở thành ngành mũi nhọn nhằm xây dựng lực lượng quân sự mạnh để cạnh tranh và bành trướng.
+ Công nghiệp gang thép và công nghiệp điện tăng trưởng mạnh.
+ Những tập đoàn tư bản đã tăng cường xuất vốn ra nước ngoài, lập các nhà máy và kinh doanh ở Trung Quốc, Triều Tiên,...
- Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa đã kéo theo sự tập trung trong sản xuất, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ti độc quyền xuất hiện như Mít-xưi, Mít-su-bi-si, Su-mi-tô-mô,... giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.
- Nhật Bản thi hành chính sách xâm lược và giành thắng lợi trong Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905).
- Thuộc địa của đế quốc Nhật mở rộng ra bán đảo Liêu Đông, phía nam đảo Xa-kha-lin, Đài Loan, cảng Lữ Thuận, Sơn Đông,...
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây