Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 17: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884 (phần II) SVIP
b) Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1884)
- Tháng 4 - 1882, lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất, quân Pháp do H. Ri-ve-ơ cầm đầu đã đổ lên Hà Nội, khiêu khích, gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu, buộc ông phải giao thành.
Thời gian | Hành động của Pháp | Hành động của quân dân ta và triều đình Nguyễn |
Năm 1882 |
Trưa ngày 3 - 4, quân Pháp chiếm thành Hà Nội.
|
- Quân ta anh dũng chống trả nhưng thất bại. Tổng đốc Hoàng Diệu đã tuẫn tiết trong vườn Võ Miếu. - Triều đình thì lo sợ, cử người đi cầu cứu nhà Thanh. |
Quân Pháp tiếp tục tỏa đi đánh chiếm Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định và nhiều tỉnh thành khác. |
- Quân triều đình sau đó hầu như tan rã. - Còn những người dân yêu nước vẫn kiên cường chiến đấu. |
|
Năm 1883 | Ngày 19 - 5, một cánh quân Pháp do H. Ri-vi-e chỉ huy đánh ra Cầu Giấy. |
- Quân ta tổ chức phục kích, tiêu diệt H. Ri-vi-e và nhiều lính Pháp. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai gây được tiếng vang lớn, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta. - Triều đình Huế vẫn nuôi ảo tưởng quân Pháp sẽ trả lại thành Hà Nội. |
Chiều 18 - 8, quân Pháp mở cuộc tấn công Thuận An (cửa biển sát kinh thành Huế). |
- Triều đình hoảng hốt cử người tới điều đình và đã kí với đại diện của Pháp Hiệp ước Hác-măng do Pháp soạn sẵn. - Cuộc chiến đấu chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp diễn ở các tỉnh Bắc Kì. |
|
Năm 1884 | Ngày 6 - 6, thực dân Pháp kí với triều Nguyễn Hiệp ước Pa-tơ-nốt, chính thực áp đặt quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. |
- Triều đình Huế hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp. - Nhân dân vẫn tiếp tục nổi dậy kháng chiến chống Pháp ở khắp nơi. |
- Nội dung Hiệp ước Pa-tơ-nốt cơ bản giống với Hiệp ước Hác-măng, nhưng địa bàn các tỉnh do triều Nguyễn quản lí được điều chỉnh lại. Các tỉnh Bình Thuận và Thanh, Nghệ, Tĩnh trở lại sáp nhập vào Trung Kì. Triều đình Huế thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì.
3. Trào lưu cải cách nửa sau thế kỉ XIX
- Trong bối cảnh chế độ phong kiến đang lâm vào khủng hoảng, lại phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tầng lớp văn thân, sĩ phu Việt Nam có điều kiện tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài đã mạnh dạn gửi lên triều đình Huế những bản điều trần, đề nghị cải cách.
Phía đề nghị cải cách | Nội dung đề nghị cải cách |
Nguyễn Trường Tộ | Từ năm 1863 - năm 1871, đã gửi lên triều đình nhiều bản điều trần, đề nghị chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương, tài chính, chỉnh đốn võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục. |
Trần Đình Túc, Phạm Huy Tế, Đình Văn Điền | Năm 1868, đề nghị mở cửa biển Trà Lý (Nam Định), đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng. |
Viện Thương Bạc | Năm 1873, đề nghị mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung, phát triển ngoại thương. |
Nguyễn Lộ Trạch | Gửi các bản "Thời vụ sách" (thượng và hạ) lên vua Tự Đức vào các năm 1877, 1882, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. |
- Những đề nghị cải cách vì nhiều lí do (thiếu cơ sở kinh tế, xã hội lại vấp phải tư tưởng bảo thủ của cả triều đình và nhân dân,...) nên đã không được thực hiện, hoặc chỉ thực hiện một phần rất nhỏ.
- Tư tưởng cải cách nửa sau thế kỉ XIX đã phản ánh sự tiến bộ trong nhận thức mới của người Việt Nam, góp phần chuẩn bị tiền đề về tư tưởng cho sự ra đời của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX.
Chúc các em học tốt !
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây