Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 17: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ SVIP
I. SỰ PHÂN HOÁ TỰ NHIÊN
- Khu vực Trung và Nam Mỹ gồm Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và toàn bộ lục địa Nam Mỹ.
- Tự nhiên ở đây phân hoá rõ rệt theo chiều đông - tây, theo chiều bắc – nam và theo chiều cao.
1. Phân hoá theo chiều đông – tây
- Phía đông của Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ và các quần đảo có lượng mưa nhiều nên rừng rậm nhiệt đới phát triển. Phía tây mưa ít nên phát triển xa-van.
+ Ở lục địa Nam Mỹ, tự nhiên phân hoá từ đông sang tây theo các khu vực địa hình. Ở phía đông là các sơn nguyên, đồi núi thấp xen các thung lũng. Do ảnh hưởng của dòng biển nóng, lượng mưa nhiều nên rừng rậm phát triển ở rìa phía đông.
+ Ở giữa là các đồng bằng như: La-nốt, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa. Khu vực này trải rộng trên nhiều đới khí hậu nên có thiên nhiên phong phú và đa dạng.
- Phía tây là miền núi trẻ An-đét cao và đồ sộ nhất châu Mỹ. Thiên nhiên ở đây thay đổi rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây.
2. Phân hóa theo chiều bắc – nam
Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ khá phong phú và đa dạng do lãnh thổ trải dài trên cả đới nóng và đới ôn hoà.
- Phần lớn diện tích khu vực Trung và Nam Mỹ nằm trong đới nóng.
+ Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, quần đảo Ăng-ti, sơn nguyên Guy-a-na và đồng bằng A-ma-dôn nằm chủ yếu ở đới khí hậu cận xích đạo và kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao quanh năm, mưa nhiều, rừng phát triển rậm rạp. Trong đó, đồng bằng A-ma-dôn có rừng nhiệt đới bao phủ với hệ sinh thái rất phong phú.
+ Đồng bằng duyên hải phía tây có khí hậu nhiệt đới khô và ảnh hưởng của dòng biển lạnh nên mưa rất ít, thảm thực vật chủ yếu là xương rồng và cây bụi.
- Phần còn lại của lục địa Nam Mỹ nằm trong đới ôn hoà. Đồng bằng Pam-pa có khí hậu cận nhiệt đới, lượng mưa giảm, thảo nguyên phát triển. Cao nguyên Pa-ta-gô-ni chủ yếu nằm trong đới khí hậu ôn đới, có lượng mưa ít, bán hoang mạc phát triển.
3. Phân hóa theo chiều cao
Thiên nhiên của miền núi An-đét thay đổi theo độ cao. Càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm càng thay đổi nên thiên nhiên cũng thay đổi theo.
II. ĐẶC ĐIỂM RỪNG A-MA-DÔN
- Rừng A-ma-dôn ở lục địa Nam Mỹ là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, với diện tích khoảng 5,5 triệu km2 và trải rộng trên nhiều quốc gia.
- A-ma-dôn được gọi là “lá phổi xanh” của thế giới vì cung cấp tới 20% lượng khí ô-xy và hấp thụ 10% lượng khí cac-bo-nic cho toàn cầu.
- Nơi đây có hệ sinh thái phong phú nhất thế giới với rất nhiều loài chim, thú, bò sát quý hiếm và hàng triệu loài côn trùng. Trong rừng còn có nhiều loại cây lấy gỗ lớn, nhiều cây bụi thấp và cây dây leo tạo thành nhiều tầng tán khác nhau.
- Từ những năm 1960 đến nay, nhiều diện tích rừng ở đây đã bị chặt phá do những hoạt động kinh tế của con người. Bên cạnh đó, nạn cháy rừng cũng đang đe doạ nghiêm trọng đến các loài động, thực vật.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây