Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX SVIP
1. Tiến trình phát triển của lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Sau khi nhà Tùy sụp đổ, lịch sử Trung Quốc tiếp tục trải qua các triều đại:
2. Trung Quốc dưới thời Đường
a) Về chính trị
+ Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh đặc biệt là giai đoạn trị vì của Đường Thái Tông. Các hoàng đế cử người thân tín cai quản các địa phương, đặt các khoa thi để tuyển chọn người đỗ đạt ra làm quan,...
+ Các hoàng đế thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược, mở rộng lãnh thổ như: lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố chế độ cai trị ở An Nam đô hộ phủ.
b) Về kinh tế
* Nông nghiệp
+ Nhà nước thực hiện chính sách giảm thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, gọi là chế độ quân điền.
+ Nhiều kĩ thuật canh tác mới như chọn giống, xác định thời vụ,...được áp dụng.
* Thủ công nghiệp
+ Nhiều xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền,...với hàng chục người làm việc xuất hiện.
+ Nhiều thành thị ngày càng phồn thịnh như Trường An, Lạc Dương,...
* Thương nghiệp
+ Nhà Đường có quan hệ buôn bán với hầu hết các nước châu Á.
+ Những tuyến đường giao thông truyền thống nối các châu lục được hình thành từ các thế kỉ trước đã trở thành "con đường tơ lụa".
"Con đường tơ lụa" là những tuyến đường giao thương kết nối phương Đông và phương Tây trong nhiều thế kỉ. Tơ lụa Trung Quốc là mặt hàng giao thương chính và đầu tiên trên con đường này. Con đường này còn là một hành trình văn hóa, tôn giáo, kết nối Á-Âu, để lại nhiều di sản quý cho đến ngày nay.
3. Sự phát triển kinh tế thời Minh-Thanh
a) Nông nghiệp:
+ Có những tiến bộ về kĩ thuật gieo trồng.
+ Diện tích trồng trọt vượt xa các thời trước, sản lượng lương thực tăng nhiều.
+ Tình trạng cướp đoạt ruộng đất của địa chủ vẫn gia tăng.
b) Thủ công nghiệp: các hình thức công xưởng thủ công đã xuất hiện trong các nghề dệt, làm giấy, đồ sứ.
c) Thương nghiệp:
+ Nhiều thành thị trở nên phồn thịnh như Bắc Kinh, Nam Kinh.
+ Từ thế kỉ XVII đã có một số thương nhân châu Âu đến Trung Quốc buôn bán.
+ Kinh tế công thương nghiệp sớm phát triển, kinh tế tự nhiên luôn chiếm địa vị thống trị, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển
.4. Những thành tựu chủ yếu của văn hóa Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
a) Tư tưởng-tôn giáo
+ Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến Trung Quốc.
+ Phật giáo tiếp tục phát triển, thịnh hành nhất dưới thời Đường.
b) Sử học, văn học
+ Nhiều bộ sử lớn được biên soạn như Minh sử, Thanh thực lục, Tứ khố toàn thư,...
+ Nhiều nhà thơ nổi tiếng của thời Đường như: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,..
+ Nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như: Thủy Hử (Thi Nại Am), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây du kí (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần),...
c) Kiến trúc, điêu khắc
+ Nhiều cung điện cổ kính, nổi tiếng với phong cách đặc sắc được xây dựng như: Cố Cung, Viên Minh Viên, Tử Cấm Thành.
+ Những bức tượng Phật tinh xảo, sinh động,...chứng tỏ tài hoa và sáng tạo của nghệ nhân Trung Quốc.
Vận dụng: Tại sao nói thời Đường là thời kì thịnh vượng của chế độ phong kiến Trung Quốc?
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây