Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Bài 6: Cách mạng công nghiệp thời cận đại (Phần 2) SVIP
2. Thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
* Bối cảnh: Các nước Tây Âu và Mĩ đã đạt được những thành tựu quan trọng trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và đẩy mạnh công nghiệp hoá đất nước.
* Thời gian: từ nửa sau thế kỉ XIX đến khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914).
* Thành tựu: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai gắn liền với những tiến bộ về khoa học, kĩ thuật trong rất nhiều lĩnh vực.
- Phát minh về điện:
+ Gắn với các phát minh của Mai-cơn Pha-ra-đây (Anh), Tô-mát Ê-đi-xơn, Ni-cô-la Tét-la (Mĩ). Tạo cơ sở cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện, điện thoại, vô tuyến điện và thúc đẩy việc ứng dụng nguồn năng lượng điện vào cuộc sống.
+ Năm 1879: Thô-mát Ê-đi-xơn phát minh ra bóng đèn điện.
Hình 1. Bóng đèn điện - một phát minh của Thô-mát Ê-đi-xơn
+ Năm 1891: kĩ sư người Nga Đô-rô-vôn-xki đã chế tạo thành công máy phát điện và động cơ điện xoay chiều.
- Kĩ thuật luyện kim:
+ Sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh.
+ Sử dụng tuốc bin phát điện để cung cấp điện năng.
=> Thép được sản xuất với số lượng lớn và giá thành hạ nhanh chóng.
- Động cơ đốt trong:
+ Năm 1860, G.Lơ-noa (Pháp) đã phát minh và thương mại hoá động cơ đốt trong hai kì chạy bằng khí đốt.
+ Ý nghĩa: tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ô tô, máy bay, đồng thời thúc đẩy ngành khai thác dầu mỏ.
- Dầu đi-ê-zen: thắp sáng, cung cấp nhiên liệu cho phương tiện giao thông.
- Công nghiệp hoá học ra đời phục vụ ngành nhuộm, phân bón, thuốc nổ,...
- Máy điện tín ra đời.
- Chiếc xe hơi đầu tiên: năm 1886, Các-ben - nhà phát minh người Đức đã chế tạo thành công chiếc xe ô tô đầu tiên.
Hình 2. Chiếc ô tô đầu tiên do Các-ben phát minh (1886)
- Chiếc máy bay đầu tiên:
+ Năm 1903: hai anh em nhà Rai (Mĩ) đã thử nghiệm thành công chiếc máy bay chạy bằng động cơ xăng.
+ Ý nghĩa: phát minh này đã gây tiếng vang lớn, tạo động lực cho việc nghiên cứu, phát triển loại hình giao thông hiện đại và phổ biến ngày nay: đường hàng không.
Hình 3. Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới do hai anh em nhà Rai chế tạo (1903)
3. Ý nghĩa của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai
a. Về kinh tế
- Thay đổi cách thức tổ chức sản xuất, tạo ra nhiều nguyên liệu mới, thúc đẩy công nghiệp phát triển, nâng cao năng suất lao động.
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhiều ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải, thông tin liên lạc,... Nhiều phương tiện giao thông, thông tin liên lạc mới ra đời, thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống con người.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất: chuyển nền sản xuất từ thủ công sang cơ khí hoá.
- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai: chuyển nền sản xuất từ cơ khí hoá sang điện khí hoá.
b. Về xã hội, văn hoá
* Về xã hội:
- Hình thành các trung tâm công nghiệp và các thành thị đông dân: Luân Đôn, Man-chét-xtơ, Pa-ri, Béc-lin,...
- Xuất hiện hai giai cấp đối kháng là tư sản và vô sản. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp này ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh của vô sản chống lại tư sản.
* Về văn hoá:
- Lối sống và văn hoá công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến.
- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của con người.
- Thúc đẩy giao lưu, kết nối văn hoá toàn cầu.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây