Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Cách ghi số tự nhiên SVIP
1. HỆ THẬP PHÂN
a. Cách ghi số tự nhiên trong hệ thập phân
+ Trong hệ thập phân, mỗi số tự nhiên được viết dưới dạng một dãy những chữ số lấy trong 10 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9; vị trí của các chữ số trong dãy gọi là hàng.
+ Cứ 10 đơn vị ở một hàng thì bằng 1 đơn vị ở hàng liền trước nó. Chẳng hạn, 10 chục thì bằng 1 trăm; 10 trăm thì bằng 1 nghìn; ...
Chú ý. Khi viết các số tự nhiên, ta quy ước:
+ Với các số tự nhiên khác 0, chữ số đầu tiên (từ trái sang phải) khác 0.
+ Để dễ đọc, đối với các số có bốn chữ số trở lên, ta viết tách riêng từng lớp. Mỗi lớp là một nhóm ba chữ số kể từ phải sang trái.
Chẳng hạn, số 1 025 353 469 (đọc là một tỉ, không trăm hai mươi lăm triệu, ba trăm năm mươi ba nghìn, bốn trăm sáu mươi chín) có các lớp, hàng như bảng sau.
b. Giá trị các chữ số của một số tự nhiên
Mỗi số tự nhiên viết trong hệ thập phân đều biểu diễn được thành tổng giá trị các chữ số của nó.
Ví dụ 1: 236 = (2\(\times\)100) + ( 3\(\times\)10) + 6;
\(\overline{ab}=(a\times 10)+ b\) ;
\(\overline{abc}=(a\times100)+(b\times10)+c\).
Trong đó: \(\overline{ab}\) là kí hiệu số tự nhiên có hai chữ số, hàng chục là \(a\), hàng đơn vị là \(b\);
\(\overline{abc}\) là kí hiệu số tự nhiên có ba chữ số, hàng trăm là \(a\), hàng chục là \(b\), hàng đơn vị là \(c\) .
2. SỐ LA MÃ
a. Cách viết số La Mã
+ Để viết các số La Mã không quá 30, ta dùng các kí tự I, V và X (gọi là những chữ số La Mã). Ba chữ số ấy cùng với hai cụm chữ số IV và IX là năm thành phần dùng để ghi số La Mã. Giá trị của mỗi thành phần được ghi trong bảng sau và không thay đổi, dù nó đứng ở bất kỳ vị trí nào:
Thành phần | I | V | X | IV | IX |
Giá trị (viết trong hệ thập phân) | 1 | 5 | 10 | 4 | 9 |
+ Dưới đây là các số La Mã biểu diễn các số từ 1 đến 10:
I | II | III | IV | V | VI | VII | VIII | IX | X |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
+ Để biểu diễn các số từ 10 đến 20, ta thêm X vào bên trái mỗi số từ I đến X:
XI | XII | XIII | XIV | XV | XVI | XVII | XVIII | XIX | XX |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
+ Để biểu diễn các số từ 21 đến 30, ta thêm XX vào bên trái mỗi số từ I đến X:
XXI | XXII | XXIII | XXIV | XXV | XXVI | XXVII | XXVIII | XXIX | XXX |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Nhận xét:
+ Mỗi số La Mã biểu diễn một số tự nhiên bằng tổng giá trị các thành phần viết nên số đó. Chẳng hạn, số XXIV có ba thành phần là X, X và IV tường ứng với các giá trị 10, 10 và 4. Do đó XXIV biểu diễn số 24.
+ Không có số La Mã nào biểu diễn số 0.
Ví dụ 2: Người ta thường dùng số La Mã để ghi các thế kỉ. Chẳng hạn, thế kỉ XXI là thế kỉ 21.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây