Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Cơ chế tiến hóa SVIP
I. QUAN ĐIỂM CỦA LAMARCK VỀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
Theo Lamarck, cơ chế tiến hóa là sự biến đổi và tích lũy các đặc điểm do tác động của điều kiện sống.
Jean Baptiste Lamarck (1744 - 1829)
- Quan điểm của Lamarck như sau:
+ Sinh vật có thể biến đổi từ loài này thành loài khác dưới tác động của điều kiện sống → không loài nào bị đào thải.
+ Do điều kiện sống thay đổi nên các sinh vật ban đầu dần biến đổi cơ thể theo nhiều hướng khác nhau, qua nhiều thế hệ hình thành nhiều loài mới.
- Giải thích sự hình thành loài hươu cao cổ theo quan điểm của Lamarck:
+ (1) Những con hươu có cổ ngắn không ăn được lá cây trên cao.
+ (2) Hươu phải vươn cao cổ để ăn được lá ở trên cao.
+ (3) Những biến đổi nhỏ trên cơ thể (cổ dài), được tích lũy dần thành những biến đổi lớn, sâu sắc.
+ (4) Qua nhiều thế hệ loài hươu có cổ cao được hình thành.
II. QUAN ĐIỂM CỦA DARWIN VỀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
Theo Darwin, các biến dị có lợi sẽ được môi trường chọn lọc và giữ lại. Qua nhiều thế hệ, các đặc điểm này tích lũy dần và tạo nên những đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.
Charles Darwin (1809 - 1882)
- Quan điểm của Darwin như sau:
+ Biến dị cá thể là những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài, phát sinh trong quá trình sinh sản.
+ Những biến dị giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống → tích lũy và di truyền cho thế hệ sau.
+ Những biến dị bất lợi cho sinh vật → bị chọn lọc tự nhiên đào thải.
+ Kết quả qua quá trình chọn lọc và đào thải sẽ hình thành các loài sinh vật có khả năng thích nghi cao với môi trường sống từ một loài ban đầu.
- Giải thích sự hình thành loài hươu cao cổ theo quan điểm của Darwin:
+ (1) Trong quá trình sinh sản, các biến dị về độ dài cổ đã xuất hiện ở các cá thể hươu.
+ (2) Các cá thể hươu có cổ dài sẽ ăn được lá cây trên cao.
+ (3) Các cá thể hươu có cổ ngắn không ăn được lá cây trên cao thì sẽ chết. Trải qua nhiều thế hệ sẽ hình thành loài hươu có cổ dài.
Câu hỏi:
@204237353505@
III. MỘT SỐ LUẬN ĐIỂM CỦA THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
1. Tiến hóa nhỏ
Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể qua các thế hệ.
- Tiến hóa nhỏ xảy ra trong khu vực phân bố tương đối hẹp, thời gian tương đối ngắn, có thể nghiên cứu thông qua thực nghiệm.
- Đơn vị của tiến hóa nhỏ là quần thể.
2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể
Biến dị di truyền là nguyên liệu cho quá trình chọn lọc và tiến hóa.
Sự đa dạng kiểu hình ở bọ rùa
- Các nguồn biến dị di truyền bao gồm đột biến và biến dị tổ hợp. Bên cạnh đó, sự di chuyển của các cá thể hoặc các giao tử từ quần thể khác vào cũng được bổ sung vào nguồn biến dị di truyền.
- Đột biến và biến dị tổ hợp phát sinh trong quá trình giao phối đã biến mỗi quần thể thành một nguồn chứa đa dạng các biến dị di truyền, góp phần tạo nên sự đa dạng trong quần thể.
3. Các nhân tố tiến hóa
Nhân tố tiến hóa là nhân tố tác động vào quần thể làm biến đổi tần số allele và tần số kiểu gene của một nhóm cá thể trong quần thể.
a. Đột biến
- Làm thay đổi tần số các allele và tần số các kiểu gene của quần thể.
- Ví dụ:
b. Di - nhập gene
- Làm thay đổi tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể.
- Ví dụ:
c. Chọn lọc tự nhiên
- Làm thay đổi tần số các allele và tần số các kiểu gene.
- Cơ chế tác động: Những cá thể có kiểu hình kém thích nghi bị loại bỏ, tạo điều kiện cho những cá thể có kiểu hình thích nghi sinh sản làm tăng số lượng → kiểu hình thích nghi trở nên phổ biến trong loài.
- Ví dụ:
d. Yếu tố ngẫu nhiên
- Làm thay đổi tần số các allele và tần số các kiểu gene của quần thể một cách đột ngột.
- Ví dụ:
e. Giao phối không ngẫu nhiên
- Không làm thay đổi tần số các allele, làm thay đổi tần số các kiểu gene trong quần thể.
- Các hình thức giao phối không ngẫu nhiên:
+ Tự thụ phấn ở thực vật.
+ Giao phối cận huyết và giao phối có chọn lọc ở động vật.
4. Cơ chế tiến hóa lớn
Tiến hóa lớn là quá trình tiến hóa diễn ra trong không gian rộng và thời gian dài dẫn đến hình thành các loài có nhiều đặc điểm khác biệt và có thể xếp vào các đơn vị phân loại trên loài (chi/giống, họ, bộ, lớp, ngành, giới).
Sơ đồ phát sinh chủng loại sinh vật qua tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn
Câu hỏi:
@204237371211@@204237390213@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây