Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 15. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X) SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
a. Nguyên nhân:
- Chính quyền đô hộ của nhà Hán áp đặt những chính sách cai trị tàn ác, khiến người dân Việt Nam căm phẫn.
b. Diễn biến chính:
- Vào mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng – Trưng Trắc và Trưng Nhị – đã đứng lên khởi nghĩa, phát động cuộc đấu tranh chống lại sự thống trị của nhà Hán. - Dân chúng từ khắp nơi hưởng ứng và tham gia vào nghĩa quân mạnh mẽ.
- Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được các thành Mê Linh, Cổ Loa và Luy Lâu.
- Sau chiến thắng, Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh.
- Năm 42, nhà Hán cử quân sang đàn áp. Do thế giặc mạnh, nghĩa quân buộc phải rút quân.
- Hai Bà Trưng gieo mình xuống sông Hát tuẫn tiết, kết thúc cuộc khởi nghĩa.
c. Kết quả: Cuộc khởi nghĩa thất bại.
d. Ý nghĩa:
- Đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong thời kỳ Bắc thuộc, mở đầu cho một thời kỳ dài đấu tranh giành độc lập.
- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường của người Việt, lòng dũng cảm của phụ nữ trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.
Hình 1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Câu hỏi:
@205096953662@
2. Khởi nghĩa Bà Triệu
a. Nguyên nhân:
- Vào đầu thế kỷ III, nhà Ngô cai trị nước ta, áp đặt nhiều loại thuế nặng, bắt thợ thủ công giỏi đưa về Trung Quốc.
- Chính quyền cai trị ngày càng khiến người dân bất mãn.
b. Diễn biến chính:
- Năm 248, Bà Triệu cùng anh trai đã phất cờ khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ mạnh mẽ và nhanh chóng lan rộng.
- Trước tình hình đó, nhà Ngô đã cử quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa.
- Nghĩa quân chuyển về vùng Phú Điền (Thanh Hóa ngày nay). Tuy nhiên không lâu sau, bà hy sinh, khởi nghĩa kết thúc.
c. Kết quả: cuộc khởi nghĩa thất bại.
d. Ý nghĩa:
- Là biểu tượng cho truyền thống yêu nước và bất khuất của người Việt, đặc biệt là của phụ nữ Việt Nam.
- Cuộc khởi nghĩa này đã trở thành ngọn cờ tiêu biểu trong các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc sau này.
Hình 2. Khởi nghĩa Bà Triệu
Câu hỏi:
@205097006463@
3. Khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân
a. Nguyên nhân:
- Nhà Lương cai trị nước ta với chính sách áp bức khắc nghiệt.
- Người dân ngày càng thêm khốn khổ, mâu thuẫn giữa người Việt và chính quyền phương Bắc ngày càng căng thẳng.
b. Diễn biến chính:
- Mùa xuân năm 542, Lý Bí lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Lương. Chỉ trong ba tháng, nghĩa quân đã chiếm thành Long Biên (Bắc Ninh).
- Mùa xuân năm 544, nước Vạn Xuân được thành lập.
- Năm 545, quân Lương tấn công, Lý Nam Đế phải rút quân về động Khuất Lão (Phú Thọ), giao quyền chỉ huy cho Triệu Quang Phục.
- Triệu Quang Phục tiếp tục cuộc kháng chiến tại đầm Dạ Trạch (Hưng Yên) và chiến đấu kiên cường.
- Năm 550, Triệu Quang Phục chiến thắng và lên làm vua nước Vạn Xuân.
- Nước Vạn Xuân bị tiêu diệt khi nhà Tùy xâm lược vào đầu thế kỷ VII.
c. Kết thúc: nước Vạn Xuân bị tiêu diệt.
d. Ý nghĩa:
- Là biểu tượng cho tinh thần đấu tranh kiên cường vì độc lập của dân tộc.
- Để lại những bài học quý giá về tinh thần kiên trì và chiến thuật du kích sáng tạo.
Hình 3. Đền thờ Lý Nam Đế tại xã Vạn Xuân - huyện Tam Nông
Câu hỏi:
@647922@
4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng
a. Nguyên nhân:
- Nhân dân không thể chịu nổi sự cai trị hà khắc và thuế khóa nặng nề của nhà Đường.
b. Diễn biến chính:
- Năm 713, Mai Thúc Loan phát động khởi nghĩa và nhanh chóng chiếm Hoan Châu, xây dựng thành Vạn An (Nghệ An) và xưng là Mai Hắc Đế.
- Cuộc khởi nghĩa thu hút đông đảo nhân dân cả nước tham gia.
- Nghĩa quân tiến ra Bắc, chiếm thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay).
- Năm 722, nhà Đường đưa quân sang đàn áp và cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
- Sau đó, Phùng Hưng và các em trai tiếp tục khởi nghĩa, chiếm lại thành Tống Bình.
- Phùng Hưng qua đời, con trai ông là Phùng An nối nghiệp, tôn ông là "Bố Cái đại vương".
- Đến cuối thế kỷ VIII, nhà Đường đưa quân sang đàn áp, kết thúc cuộc khởi nghĩa.
c. Kết quả: Cả hai cuộc khởi nghĩa đều thất bại.
d. Ý nghĩa:
- Những cuộc khởi nghĩa này tiếp tục phát huy truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.
- Cổ vũ tinh thần độc lập và đấu tranh chống áp bức, hướng tới những cuộc khởi nghĩa lớn hơn vào đầu thế kỷ X.
Câu hỏi:
@205096965114@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây