Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 19. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) SVIP
1. Những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa (1418-1427)
- Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa) với quyết tâm đánh đuổi quân Minh, khôi phục độc lập dân tộc.
- Năm 1418, Lê Lợi tập hợp hào kiệt bốn phương dựng cờ khởi nghĩa tại căn cứ Lam Sơn (Thanh Hóa) và tự xưng là Bình Định Vương.
- Trong các năm 1418, 1419, 1423, nghĩa quân phải ba lần rút lên núi Chí Linh và chịu nhiều tổn thất.
- Giữa năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn khôi phục và củng cố lực lượng.
Hình 1. Khu di tích Lam Kinh - Thanh Hóa
Câu hỏi:
@205150218917@
2. Giải phóng Nghệ An và Thuận Hóa (1424-1425)
- Cuối năm 1424: Nghĩa quân Lam Sơn tiến vào Nghệ An và giành chiến thắng ở các địa điểm quan trọng như Trà Lân, Khả Lưu, Bồ Ải. Sau những thắng lợi này, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được phần lớn vùng đất Nghệ An.
- Tháng 8 năm 1425: Nghĩa quân từ Nghệ An tiếp tục tiến vào giải phóng các vùng Tân Bình và Thuận Hóa.
- Kết quả: Trong vòng 10 tháng, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn, kéo dài từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.
Câu hỏi:
@205150356910@
3. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (1426-1427)
- Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1426-1428)
+ Tháng 9-1426: Lê Lợi và bộ chỉ huy mở cuộc tấn công ra Bắc với ba đạo quân chính, giành thắng lợi trong nhiều trận lớn. Quân Minh phải rút về thành Đông Quan (Hà Nội).
+ Cuối năm 1426: Quân ta phục kích và đánh tan hơn 5 vạn quân Minh tại Tốt Động - Chúc Động. Tướng Vương Thông phải tháo chạy về Đông Quan.
+ Tháng 10-1427: Quân Minh cử 15 vạn viện binh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy. Quân ta phục kích và đánh bại toàn bộ viện binh trong trận Chi Lăng - Xương Giang.
+ Ngày 10-12-1427: Hội nghị giữa bộ chỉ huy nghĩa quân và đại diện quân Minh diễn ra ở phía nam thành Đông Quan.
+ Ngày 3-1-1428: Quân Minh cuối cùng rút về nước, kết thúc cuộc chiến.
Hình 2. Lược đồ trận Chi Lăng - Xương Giang
Câu hỏi:
@205150425395@
4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
a) Nguyên nhân thắng lợi
- Bắt nguồn từ truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc.
- Sự lãnh đạo và nghệ thuật quân sự tài tình, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân mà đại diện là Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích,...
b) Ý nghĩa lịch sử
- Chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh khôi phục độc lập dân tộc.
- Đưa đến sự thành lập của vương triều Lê sơ, mở ra thời kì phát triển mới của Đại Việt.
Câu hỏi:
@205150280917@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây