Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 27. Kinh tế Trung Quốc (phần 1) SVIP
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
1. Đặc điểm và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc
* Cải cách kinh tế (từ năm 1978):
- Chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế theo định hướng thị trường.
- Đạt được những thành tựu to lớn, đưa Trung Quốc trở thành một thế lực kinh tế toàn cầu.
* Vị thế ngày càng quan trọng trên thế giới:
- Là nền kinh tế có quy mô lớn thứ hai trên thế giới.
- Đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu (trung bình hơn 30% hàng năm theo Ngân hàng Thế giới).
Tỉ trọng GDP của Trung Quốc đứng thứ 2 trong cơ cấu nền kinh tế thế giới năm 2022
- Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và đầu tư nước ngoài ngày càng có tác động lớn, trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
* Quy mô GDP tăng trưởng vượt bậc:
- Tăng nhanh và liên tục qua các năm.
+ Năm 2010: Chính thức vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế có quy mô GDP lớn thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ).
+ Năm 2020: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc chiếm tới 17,3% GDP toàn thế giới, cho thấy tầm vóc và sức ảnh hưởng ngày càng lớn của nền kinh tế này.
Bảng 1. Quy mô và tốc độ tăng GDP của Trung Quốc giai đoạn 1978 - 2020
Năm | 1978 | 2000 | 2010 | 2019 | 2020 |
Quy mô (tỉ USD) | 149,5 | 1 211,3 | 6 078,2 | 14 280,0 | 14 688,0 |
Tốc độ tăng GDP (%) | 11,3 | 8,5 | 10,6 | 6,0 | 2,2 |
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)
- Tốc độ tăng GDP tuy có biến động qua các năm song luôn ở mức cao.
- Cơ cấu GDP ngày càng chuyển dịch theo hướng hiện đại hoá.
Câu hỏi:
@204825417741@ @205219942804@
* Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
- Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về thu hút FDI, đạt tới 163 tỉ USD (năm 2020).
⇒ Cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Trung Quốc đối với các nhà đầu tư quốc tế.
Nguồn vốn FDI vào thị trường Trung Quốc giai đoạn 1979 - 2020
* Hoạt động xuất, nhập khẩu mạnh mẽ:
- Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng trưởng nhanh chóng, trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế quốc gia.
- Duy trì vị thế là một nước xuất siêu, cho thấy năng lực sản xuất và cạnh tranh xuất khẩu mạnh mẽ.
+ Năm 2020: Tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc đạt 5.080,4 tỉ USD, vươn lên dẫn đầu thế giới về thương mại.
+ Từ năm 2017 đến nay: Trung Quốc liên tục nằm trong nhóm các quốc gia có nền thương mại hàng đầu thế giới.
Câu hỏi:
@204825416581@
* Kết quả và vị thế:
- Những thành tựu kinh tế ấn tượng này đã đưa Trung Quốc trở thành một trong những cường quốc kinh tế trên toàn cầu.
- Vị thế của Trung Quốc ngày càng được khẳng định trên nhiều lĩnh vực quan trọng như kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, văn hóa, đối ngoại và quốc phòng.
2. Nguyên nhân
Thành tựu kinh tế Trung Quốc đạt được là do:
* Nguồn lực tự nhiên và con người:
- Tài nguyên đa dạng, phong phú: Tạo tiền đề cho phát triển kinh tế.
- Lao động dồi dào, trình độ nâng cao: Tiếp nhận công nghệ mới, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng.
- Chú trọng phát triển nhân lực chất lượng cao: Trong nước và thu hút từ nước ngoài.
Trung Quốc chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
* Cơ sở hạ tầng và thị trường:
- Cơ sở hạ tầng phát triển: Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế.
- Thị trường rộng lớn và năng động: Tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng.
* Chính sách và chiến lược của nhà nước:
- Năng động, điều chỉnh kịp thời: Thay đổi phương thức phát triển qua các giai đoạn.
- Mở cửa thu hút FDI (sau 1978): Chính sách quan trọng nhất.
- Thành lập đặc khu kinh tế: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
* Ứng dụng khoa học - công nghệ:
- Rất chú trọng ứng dụng khoa học - công nghệ.
- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất.
Câu hỏi:
@205220070157@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây