Bài học cùng chủ đề
- Lý thuyết Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên (phần 1)
- Lý thuyết Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên (phần 2)
- Lý thuyết Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên (phần 3)
- Bài 3. Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên
- Video Bài 3. Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên (phần 1)
- Video Bài 3. Sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên (phần 3)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên (phần 3) SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
II. CÁC MIỀN ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
3. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
* Phạm vi, ranh giới:
- Phạm vi: Gồm Nam Trung Bộ, Nam Bộ, và biển rộng lớn với nhiều đảo, quần đảo.
- Ranh giới: Từ dãy núi Bạch Mã trở vào nam.
* Địa hình và đất:
- Địa hình: Phức tạp với núi, cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ rộng lớn và đồng bằng ven biển hẹp.
Cao nguyên đất đỏ badan ở Tây Nguyên
- Đất:
+ Chủ yếu là đất feralit trên đá badan ở vùng núi và cao nguyên.
+ Đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long.
+ Đất phèn, đất mặn ở ven biển.
Câu hỏi:
@202876218407@
* Khí hậu:
- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ cao quanh năm với biên độ nhiệt nhỏ.
- Mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mùa khô kéo dài và gay gắt.
Mùa khô kéo dài ở đồng bằng sông Cửu Long
Câu hỏi:
@202876221689@
* Sông ngòi:
- Sông nhỏ, ngắn ở Nam Trung Bộ và các chi lưu như sông Tiền, sông Hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.
* Cảnh quan thiên nhiên:
- Rừng khô cận xích đạo gió mùa ở Tây Nguyên.
- Rừng ngập mặn, rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu Long.
* Khoáng sản:
- Dầu mỏ, khí tự nhiên ở thềm lục địa.
- Bô-xít ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÂN HÓA ĐA DẠNG THIÊN NHIÊN ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
* Sự phân hoá thiên nhiên theo chiều bắc - nam:
- Miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới, phát triển các vùng trồng cây công nghiệp và ăn quả cận nhiệt đới (chè, quế, đào, lê,...).
- Miền Nam có khí hậu cận xích đạo, phù hợp phát triển cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu,...).
Câu hỏi:
@204964458109@
* Sự phân hoá Đông - Tây:
- Vùng ven biển phát triển kinh tế biển (khai thác hải sản, du lịch, giao thông biển,...).
- Vùng đồng bằng phát triển cây lương thực, chăn nuôi, là nơi thuận lợi cho đô thị hóa và giao thông.
- Vùng núi có thế mạnh về khoáng sản, lâm sản, phát triển nông lâm kết hợp, thủy điện, du lịch, nhưng gặp khó khăn về giao thông và phân bố dân cư.
Mô hình canh tác nông - lâm kết hợp trên đất dốc vùng Tây Bắc
* Sự phân hoá theo độ cao:
- Các đai cao có sự khác biệt về khí hậu, đất, sinh vật, tạo nên các thế mạnh kinh tế khác nhau và ảnh hưởng đến phân bố dân cư.
Câu hỏi:
@204967519530@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây