Bài học cùng chủ đề
- Lý thuyết Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (phần 1)
- Lý thuyết Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (phần 2)
- Luyện tập Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
- Video Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (phần 1)
- Video Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường (phần 1) SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
I. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Tài nguyên đất
a. Sự suy giảm tài nguyên đất:
- Tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam năm 2021 là hơn 33,1 triệu ha, gồm:
+ Đất nông nghiệp: 84,5%.
+ Đất phi nông nghiệp: 11,9%.
+ Đất chưa sử dụng: 3,6%.
- Đất canh tác đang bị thoái hóa với các hiện tượng như suy giảm độ phì, xói mòn, khô hạn, nhiễm mặn, nhiễm phèn, sạt lở, và ô nhiễm.
Câu hỏi:
@202825014762@
b. Nguyên nhân suy giảm tài nguyên đất:
- Tác động từ sản xuất và sinh hoạt: Chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy, lạm dụng hóa chất trong nông nghiệp, chất thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.
- Thiên tai và biến đổi khí hậu.
c. Giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất:
Để sử dụng hợp lí tài nguyên đất cần phải kết hợp đồng bộ các giải pháp sau:
* Chính sách của Nhà nước: Xây dựng cơ chế bảo vệ tài nguyên đất qua Luật Đất đai, với quy định sử dụng hợp lý đất.
* Bảo vệ rừng: Trồng rừng giúp chống xói mòn, giữ độ phì, giữ ẩm cho đất, giảm hoang mạc hóa và biến đổi khí hậu.
* Biện pháp canh tác hợp lý:
- Đối với đất dốc: Thực hiện đào hố vảy cá, ruộng bậc thang, canh tác nông lâm kết hợp.
- Đối với đất ở vùng đồng bằng ven biển:
+ Thau chua, rửa mặn, phát triển mạng lưới thủy lợi.
+ Sử dụng kỹ thuật canh tác hợp lý, xen canh, và phân bón hữu cơ.
+ Củng cố hệ thống đê, công trình thủy lợi để hạn chế khô hạn, mặn hóa, phèn hóa.
Bón vôi cải tạo đất phèn, đất mặn
- Tuyên truyền: Nâng cao ý thức của người dân về việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất.
Câu hỏi:
@202825057270@
2. Tài nguyên sinh vật
a. Sự suy giảm tài nguyên sinh vật:
* Suy giảm tài nguyên rừng:
- Số lượng cá thể thực vật và động vật hoang dã giảm mạnh.
- Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- Sự suy giảm cá thể và loài dẫn đến suy giảm nguồn gen di truyền.
* Suy giảm đa dạng sinh học:
- Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh hiện nay rất ít, chủ yếu còn rừng thứ sinh.
- Rừng ngập mặn và rạn san hô có nguy cơ suy giảm.
Câu hỏi:
@202825057270@
b. Nguyên nhân suy giảm tài nguyên sinh vật:
- Khai thác quá mức:
+ Đốt rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản quá mức.
+ Xả chất thải không qua xử lý.
+ Sự xâm nhập của loài ngoại lai,...
Tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy
- Thiên tai và biến đổi khí hậu.
c. Giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật:
- Thực hiện Luật Đa dạng sinh học và Luật Bảo vệ môi trường.
- Thành lập và bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia.
- Xử lý chất thải để bảo vệ môi trường sống của sinh vật.
- Tăng cường trồng rừng, ngăn chặn phá rừng, cấm săn bắt động vật hoang dã trái phép, hạn chế khai thác thủy sản quá mức.
- Tuyên truyền và nâng cao ý thức về việc sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật.
Một số khẩu hiệu truyền thông Ngày Môi trường Thế giới năm 2020
Câu hỏi:
@202880310666@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây