Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 5. Xã hội nguyên thủy SVIP
Tải đề xuống bằng file Word
1. Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy
a. Bầy người nguyên thủy
- Dạng người: Người tối cổ.
- Đời sống vật chất: Sống trong hang, động, dữ vào săn bắt và hái lượm.
- Tổ chức xã hội: Sống thành bầy, có thể có những tổ chức xã hội đơn giản.
- Đời sống tinh thần: Biết làm trang sức, vẽ tranh trên vách đá.
b. Công xã thị tộc
- Dạng người: Người tinh khôn.
- Đời sống vật chất: Hình thành các nhóm nhỏ để sống, biết trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải, và trang bị đồ đá.
- Tổ chức xã hội: Xã hội có tổ chức, gồm 2-3 thế hệ chung dòng máu, làm chung hưởng chung.
- Đời sống tinh thần: Biết tổ chức các nghi thức tôn thờ thần linh, làm đồ trang sức tinh tế hơn, phát triển văn hóa.
=> Trong quá trình lao động, tìm kiếm thức ăn, đôi bàn tay của người nguyên thủy dần trở nên khéo hơn, cơ thể cũng dần biến đổi để trở thành Người hiện đại.
Hình 1. Xã hội thị tộc (tranh vẽ)
Câu hỏi:
@201283118210@
2. Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam
a. Đời sống vật chất
- Người nguyên thủy đã biết mài đá, tạo ra nhiều loại công cụ khác nhau (rìu, bôn, chày, cuốc đá) và vũ khí (mũi tên, mũi lao).
- Đồ gốm đã dần phổ biến với hoa văn trang trí phong phú.
- Sống chủ yếu trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều lập bằng cỏ khô hay lá cây.
- Nguồn thức ăn bao gồm cả những sản phẩm săn bắn, hái lượm và tự trồng trọt, chăn nuôi.
Hình 2. Rìu đá Hòa Bình - Bắc Sơn
Câu hỏi:
@201283122211@
b. Đời sống tinh thần
- Các di chỉ khảo cổ tìm thấy nhiều vật dụng như viên đất nung, vỏ ốc biển làm đồ trang sức, bộ đàn đá, vòng tay, cho thấy sự sáng tạo trong làm đồ thủ công.
- Hoa văn trên đồ gốm dần mang tính nghệ thuật, phản ánh sự phát triển trong trang trí và tín ngưỡng.
- Các mộ táng phát hiện trong hang động có chôn theo công cụ và đồ trang sức, chứng tỏ quan niệm về sự sống sau cái chết.
Hình 3. Mảnh gốm còn lại của văn hóa Quỳnh Văn (Nghệ An)
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây