Bài học cùng chủ đề
- Bài 1: Tiếng hát của người đá
- Bài 2: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Phiếu bài tập tuần 19
- Bài 3: Hạt gạo làng ta
- Bài 4: Hộp quà màu thiên thanh
- Phiếu bài tập tuần 20
- Bài 5: Giỏ hoa tháng Năm
- Bài 6: Thư của bố
- Phiếu bài tập tuần 21
- Bài 7: Đoàn thuyền đánh cá
- Bài 8: Khu rừng của Mát
- Phiếu bài tập tuần 22
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Phiếu bài tập tuần 21 SVIP
Yêu cầu đăng nhập!
Bạn chưa đăng nhập. Hãy đăng nhập để làm bài thi tại đây!
Đọc bài và trả lời các câu hỏi.
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo lối mớ ba, mớ bảy, tức là mặc nhiều áo cánh lồng vào nhau. Tuy nhiên, với phong cách tế nhị, kín đáo, người phụ nữ Việt thường mặc chiếc áo dài thẫm màu bên ngoài, lấp ló bên trong mới là các lớp áo cánh nhiều màu (vàng mỡ gà, vàng chanh, hồng cánh sen, hồng đào, xanh hồ thủy,…).
Từ đầu thế kỉ XIX đến sau năm 1945, ở một số vùng, người ta mặc áo dài kể cả khi lao động nặng nhọc. Áo dài phụ nữ có hai loại: áo tứ thân và áo năm thân.
Phổ biến hơn là áo tứ thân, được may từ bốn mảnh vải, hai mảnh sau ghép liền ở giữa sống lưng. Đằng trước là hai vạt áo, không có khuy, khi mặc bỏ buông hoặc buộc thắt vào nhau. Áo năm thân cũng may như áo tứ thân, chỉ có điều vạt trước phía trái may ghép từ hai thân vải, thành ra rộng gấp đôi vạt phải.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo tân thời. Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.
Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
(Theo Trần Ngọc Thêm)
Phụ nữ Việt Nam xưa thường mặc áo theo phong cách nào?
Phụ nữ Việt Nam xưa thường mặc bên ngoài loại áo gì?
Bài đọc cho biết áo dài phụ nữ gồm mấy loại?
Áo tứ thân được may từ mấy mảnh vải?
Từ những năm bao nhiêu của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo tân thời?
Áo dài tân thời là sự kết hợp hài hòa giữa những phong cách nào?
Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như
Thông điệp nào được rút ra từ bài đọc?
Chọn câu ghép.
Nối để tạo thành câu ghép đúng.
Điền vào chỗ trống.
cụ Dần đã lớn tuổi cụ vẫn rất minh mẫn.
Điền vào chỗ trống.
trời lâu ngày không có mưa cánh đồng ngày càng khô héo.
Câu ghép nào có các vế được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng?
Cặp kết từ "bởi... nên..." biểu thị quan hệ gì?
Điền vào chỗ trống.
Bà ngoại của em là một người và giàu tình yêu thương. Bà đã ngoài tám mươi tuổi, mái tóc bạc trắng như mây, đôi mắt luôn ánh lên sự ấm áp. Lưng bà đã còng, làn da và có những chấm đồi mồi. Mỗi buổi sáng, bà thường dậy sớm quét sân, tưới cây và chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. Giọng nói của bà rất nhẹ nhàng, mỗi khi bà kể chuyện ngày xưa, em đều lắng nghe. Bà luôn dạy em những , nhắc nhở em chăm chỉ học hành và biết quan tâm đến mọi người. Em rất yêu bà ngoại và mong bà luôn khỏe mạnh, sống vui vẻ bên con cháu.
(Kéo thả hoặc click vào để điền)