Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 0 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:
Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu SVIP
1. Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Tây Âu
- Từ thế kỉ III, người Giéc-man và các bộ tộc khác từ phương Bắc từng bước tràn xuống xâm nhập La Mã, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng ở đế quốc này. Năm 476 đế quốc La Mã bị lật đổ.
- Từ thế kỉ VIII, xã hội phong kiến ở Tây Âu hình thành, bắt đầu từ Vương quốc Phơ-răng.
Những việc làm của người Giéc-man và các bộ tộc khác sau khi lật đổ đế quốc La Mã:
- Thành lập nhiều vương quốc mới như Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt, vương quốc của người Ăng-lô-Xắc-xông...Những vương quốc này về sau phát triển thành các quốc gia: Pháp, Đức, Tây Ban Nha, I-ta-li-a, Anh....
- Họ chia nhiều ruộng đất và phong tước cho tầng lớp thủ lĩnh quân sự người Giéc-man => tầng lớp quý tộc quân sự được hình thành.
- Tiếp thu Kito giáo, xây nhà thờ, chiếm đất của nông dân phong kiến, cấp đất đai cho nhà thờ
Những giai cấp tầng lớp trong xã hội:
- Lãnh chúa: là những quý tộc quân sự và tăng lữ giàu có, nhiều ruộng đất.
- Nông nô: là những nô lệ được giải phóng và nông dân mất ruộng đất, phải nộp tô thuế và phụ thuộc vào lãnh chúa.
2. Đặc điểm lãnh địa và quan hệ xã hội của chế độ phong kiến ở Tây Âu
Đến thế kỉ IX, trên cơ sở những vùng đất rộng lớn của các lãnh chúa, các lãnh địa phong kiến ở Tây Âu hình thành.
- Lãnh địa: là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu. Là một vùng đất đai rộng lớn bao gồm lãnh chúa và đất khẩu phần. Lãnh chúa xây dựng pháo đài kiên cố, dinh thự, nhà thờ,...với hào sâu bao quanh, xung quanh là đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, rừng, khu nhà ở của nông nô. Mỗi lãnh chúa có một lãnh địa riêng, toàn quyền cai quản như một vị vua.
- Quan hệ xã hội trong lãnh địa:
- Lãnh chúa sống nhàn rỗi, xa hoa, không phải lao động...trên sự bóc lột nông nô.
- Nông nô là người sản xuất chính nhưng lệ thuộc lãnh chúa, phải nộp tô nặng và nhiều thứ thuế.
- Trong lãnh địa, lãnh chúa có quân đội, tòa án, pháp luật riêng, đơn vị tiền tệ riêng => lãnh địa là đơn vị chính trị độc lập.
=> Quan hệ xã hội chính trong lãnh địa là quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô.
- Đặc điểm kinh tế của lãnh địa:
- Kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, nông nô trồng trọt, chăn nuôi và làm các nghề thủ công như dệt vải, rèn đúc công cụ, vũ khí,...
- Mang tính tự nhiên, tự cung tự cấp, nông nô chủ yếu mua sắt và muối, ít có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
Nguyên nhân ra đời: Kĩ thuật sản xuất tiến bộ, năng suất lao động tăng, sản phẩm thừa được bán tự do, dần dần thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Một số thợ thủ công nộp tiền chuộc hoặc bỏ trốn đến ngã ba đường hoặc bến sông... lập các xưởng thủ công và buôn bán. Thợ thủ công và thương nhân đến những nơi thuận lợi về giao thông, có đông người qua lại để mở xưởng, cửa hàng. Các thị trấn, thị tứ hình thành rồi dẫn dần phát triển thành các thành thị.
- Tổ chức của thành thị:
- Cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân.
- Thợ thủ công cùng nghề lập ra phường hội.
- Thương nhân lập thương hội, tổ chức hội chợ.
- Vai trò của thành thị: góp phần phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển, góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc, mang không khí tự do và phát triển tri thức cho mọi người.
4. Sự ra đời của Thiên Chúa giáo
- Thời gian: Thế kỉ I tại Giu-đê (vùng Giê-ru-sa-lem hiện nay) do Giê-su sáng lập.
- Sự hình thành của Thiên Chúa giáo có sự kế thừa giáo lí cơ bản và tín điều của đạo Do Thái.
- Khi mới ra đời, Thiên Chúa giáo được đông đảo người dân tin theo nhưng bị chính quyền La Mã ngăn cản. Đến thời trung đại, Thiên Chúa giáo trở thành tư tưởng thống trị của giai cấp phong kiến. giáo hội Thiên Chúa giáo trở thành một thế lực rất lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Tây Âu.
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây