Bài học cùng chủ đề
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Sự chuyển hóa năng lượng SVIP
I. CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
Trong mọi hoạt động, năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
Ví dụ: Khi một quả bóng rổ được ném lên cao, nó sẽ bay lên đến một độ cao nhất định, rồi rơi xuống mặt đất và nảy lên.
+ Trong lúc bóng bay lên, động năng dần chuyển thành thế năng do độ cao tăng.
+ Khi bóng rơi xuống, quá trình ngược lại xảy ra: thế năng chuyển hóa trở lại thành động năng.
+ Khi bóng chạm đất và phát ra tiếng động, một phần năng lượng của bóng tiếp tục chuyển thành nhiệt năng (do va chạm) và năng lượng âm thanh (tiếng kêu khi chạm đất).
Sơ đồ chuyển hóa năng lượng của quả bóng:
Câu hỏi:
@82955316529@ @82955317724@
II. NĂNG LƯỢNG HAO PHÍ
Trong quá trình sử dụng năng lượng, không phải toàn bộ năng lượng đều chuyển hóa thành năng lượng hữu ích, mà luôn có một phần năng lượng bị thất thoát dưới dạng nhiệt, âm thanh,... gọi là năng lượng hao phí.
⚡Ví dụ: khi đun nước, năng lượng cung cấp cho nước từ nhiệt độ hiện tại tăng lên tới nhiệt độ sôi là năng lượng hữu ích. Năng lượng tỏa ra môi trường xung quanh là năng lượng hao phí.
Câu hỏi:
@82955329152@
III. TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG
Việc sử dụng nhiều năng lượng hơn mức cần thiết vừa gây ra sự lãng phí năng lượng, vừa tốn nhiều chi phí. Mặt khác, năng lượng không tái tạo đang cạn kiệt dần và khi bị đốt cháy lại gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, nguồn năng lượng không tái tạo là nguyên nhân gây ra các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp cho trẻ em và cả người lớn, ảnh hưởng đến sự thay đổi thời tiết ngày càng khắc nghiệt, cháy rừng, hạn hán, lũ lụt và sự nóng lên của Trái Đất.
Vì vậy, tiết kiệm năng lượng giúp:
💰 Giảm chi phí sinh hoạt và sản xuất bằng cách sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.
⛏️ Bảo vệ các nguồn năng lượng không tái tạo như than đá, dầu mỏ và khí đốt – vốn cần hàng triệu năm để hình thành nhưng có thể cạn kiệt nhanh chóng.
🌍 Giảm lượng chất thải và khí gây ô nhiễm môi trường, từ đó góp phần chống biến đổi khí hậu.
Câu hỏi:
@82956743532@
IV. BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG
Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác.
Một cậu bé đang chơi xích đu. Muốn cho xích đu lên tới độ cao ban đầu, thỉnh thoảng người mẹ phải đẩy vào xích đu. Đó là vì khi cậu bé chơi xích đu, một phần năng lượng đã bị hao hụt do ma sát và chuyển thành nhiệt năng. Do vậy, muốn bù lại năng lượng bị hao hụt đó, thỉnh thoảng người mẹ phải đẩy vào xích đu để cung cấp thêm năng lượng cho xích đu có thể tiếp tục hoạt động.
Câu hỏi:
@205167621897@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây