K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 (2.0 điểm):           Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề con người nên biết yêu thương vạn vật.  Câu 2 (4.0 điểm):           Viết một bài văn có dung lượng khoảng 600 chữ phân tích đoạn thơ sau để thấy sự biến đổi của quê hương trước và sau chiến tranh.                        BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG                      ...
Đọc tiếp

Câu 1 (2.0 điểm):

          Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề con người nên biết yêu thương vạn vật. 

Câu 2 (4.0 điểm):

          Viết một bài văn có dung lượng khoảng 600 chữ phân tích đoạn thơ sau để thấy sự biến đổi của quê hương trước và sau chiến tranh.

                       BÊN KIA SÔNG ĐUỐNG

                       Bên kia sông Đuống

                       Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

                       Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

                       Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

                       Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

                       Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

                       Ruộng ta khô

                       Nhà ta cháy

                       Chó ngộ một đàn

                       Lưỡi dài lê sắc máu

                       Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang

                       Mẹ con đàn lợn âm dương

                       Chia lìa trăm ngả

                       Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã

                       Bây giờ tan tác về đâu?

(Hoàng Cầm)

 

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: NÊN BỊ GAI ĐÂM          (1) Núi lửa nào hay mình làm đau trái đất. Sóng thần nào hay mình làm đau những đại dương. Bão tố nào hay mình làm đau những cánh rừng. Đá ghềnh nào hay mình làm tổn thương những dòng suối. Mỏ neo níu giữ con thuyền đâu hay đã làm rách tướp những lòng sông.          (2) Trái rụng đâu hay mình làm đau lòng...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

NÊN BỊ GAI ĐÂM

         (1) Núi lửa nào hay mình làm đau trái đất. Sóng thần nào hay mình làm đau những đại dương. Bão tố nào hay mình làm đau những cánh rừng. Đá ghềnh nào hay mình làm tổn thương những dòng suối. Mỏ neo níu giữ con thuyền đâu hay đã làm rách tướp những lòng sông.

         (2) Trái rụng đâu hay mình làm đau lòng vườn. Nắng chói đâu hay mình làm đau những giọt sương đậu hờ trên mép lá. Bụi bay đâu hay mình làm đau những làn hương. Con ong đâu hay tiếng đập cánh vụng về làm giật mình nụ hoa út ít. Lá rơi nào hay mình làm tổn thương giấc mơ của cánh chuồn kim thiêm thiếp sau ngọn cỏ góc ao.

         (3) Tiếng chuông rền làm tổn thương hoàng hôn. Bước chân mau làm tổn thương những con đường. Gót giày khua làm tổn thương lối ngõ. Nếp áo nhàu làm tổn thương bao ấp iu của gió. Vệt lá lăn làm tổn thương thảm rêu nhung ẩm ướt bên thềm.

         (4) Ngòi bút sắc làm đau trang giấy. Nét mực hoen làm đau con chữ gầy. Câu thơ suông làm tổn thương ánh đèn tri kỉ. Giọng ca trơn làm tổn thương điệu nhạc say đắm. Ngón tay bấm bâng quơ làm tổn thương bao âm giai ẩn trong mỗi phím đàn.

         (5) Lần lỗi hẹn làm đau điểm hẹn. Cái bắt tay ơ hờ làm đau nhịp tim sâu. Nụ cười tắt mau làm tổn thương những thắc thỏm mong cầu. Tiếng thở dài làm tổn thương ánh nhìn ngân ngấn. Thoáng chau mày làm đau giọt mồ hôi lau vội lúc cuối ngày.

         (6) Thế giới cần nâng niu quá đỗi. Ta sống đời lại thô tháp làm sao. Ta làm tổn thương những dòng sông. Ta làm tổn thương những mặt đầm. Ta làm tổn thương những mảnh vườn. Ta làm tổn thương những mùa hoa trái. Ta làm tổn thương những bình minh yên ả. Ta làm tổn thương những canh khuya trong vắng. Ta làm đau những niềm người quá đỗi mong manh…

        (7) Mặt đất ngàn đời quen tha thứ. Đại dương bao la quen độ lượng. Cánh rừng mênh mông quen trầm mặc. Những dòng sông quen chảy xuôi. Những hồ đầm quen nín lặng. Những nẻo đường quen nhẫn nhịn. Những góc vườn quen che giấu. Những thảm rêu vốn không biết dỗi hờn. Những đoá hoa không bao giờ chì chiết. Những giấc mơ chỉ một mực bao dung. Những yêu thương không bao giờ trả đũa…

         (8) Và ta cứ yên chí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu.

(Chu Văn Sơn)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2 (0.5 điểm): Nêu nội dung của văn bản trên.

Câu 3 (1.0 điểm): Xác định và phân tích một biện pháp tu từ trong đoạn (7).

Câu 4 (1.0 điểm): Trong câu văn: “Và ta cứ yên chí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: tổn thương là rỉ máu.” Vì sao tác giả lại nói “Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm”? 

Câu 5 (1.0 điểm): Bài học ý nghĩa nhất anh/chị rút ra từ văn bản là gì?

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:                                CA SỢI CHỈ                        Mẹ tôi là một đoá hoa,                Thân tôi trong sạch, tôi là cái bông.                        Xưa tôi yếu ớt vô cùng,                Ai vò cũng đứt, ai rung cũng rời.                        Khi tôi đã thành chỉ rồi,              ...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

                               CA SỢI CHỈ

                       Mẹ tôi là một đoá hoa,

               Thân tôi trong sạch, tôi là cái bông.

                       Xưa tôi yếu ớt vô cùng,

               Ai vò cũng đứt, ai rung cũng rời.

                       Khi tôi đã thành chỉ rồi,

               Cũng còn yếu lắm, ăn ngồi không ngon,

                       Mạnh gì sợi chỉ con con,

               Khôn thiêng biết có vuông tròn cho chăng!

                       Càng dài lại càng mỏng manh,

               Thế gian ai sợ chi anh chỉ xoàng!

                       Nhờ tôi có nhiều đồng bang,

               Họp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều.

                       Dệt nên tấm vải mỹ miều,

               Đã bền hơn lụa, lại điều hơn da.

                       Đố ai bứt xé cho ra,

               Đó là lực lượng, đó là vẻ vang.

                       Hỡi ai con cháu Hồng Bàng,

               Chúng ta phải biết kết đoàn mau mau.

                       Yêu nhau xin nhớ lời nhau,

               Việt Minh hội ấy mau mau phải vào.

(Thơ Hồ Chí Minh, Cảnh Nguyên và Hồ Văn Sơn biên soạn, trang 73)

Câu 1 (0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.

Câu 2 (0.5 điểm): Nhân vật “tôi” trong bài thơ đã trở thành sợi chỉ từ vật gì?

Câu 3 (1.0 điểm): Xác định và phân tích một biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

                       Nhờ tôi có nhiều đồng bang,

               Họp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều.

                       Dệt nên tấm vải mỹ miều,

               Đã bền hơn lụa, lại điều hơn da.

                       Đố ai bứt xé cho ra,

               Đó là lực lượng, đó là vẻ vang.

Câu 4 (1.0 điểm): Sợi chỉ có những đặc tính nào? Theo anh/chị, sức mạnh của sợi chỉ nằm ở đâu?

Câu 5 (1.0 điểm): Bài học ý nghĩa nhất anh/chị rút ra từ bài thơ là gì?

0
(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:      – Thôi nào.      Eugène nói với lão:     – Cha hãy ngủ đi, lão Goriot tốt bụng của con, con sẽ viết thư cho họ. Ngay khi Bianchon trở lại, con sẽ đi nếu các cô ấy không đến.     – Các con gái ta không tới ư?     Ông già nức nở nhắc lại:      – Ta sẽ chết mất. Chết vì tức giận. Lúc này đây ta đã thấy tất cả cuộc...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 

    Thôi nào. 

    Eugène nói với lão:

    – Cha hãy ngủ đi, lão Goriot tốt bụng của con, con sẽ viết thư cho họ. Ngay khi Bianchon trở lại, con sẽ đi nếu các cô ấy không đến.

    – Các con gái ta không tới ư?

    Ông già nức nở nhắc lại: 

    – Ta sẽ chết mất. Chết vì tức giận. Lúc này đây ta đã thấy tất cả cuộc đời ta, ta thật ngu ngốc. Các con ta không yêu ta, rõ ràng là chúng chưa bao giờ yêu ta. Nếu chúng không đến bây giờ thì chúng sẽ không bao giờ đến. Chúng càng đến muộn, chúng càng làm cho ta buồn khổ. Ta hiểu các con ta mà. Chúng có bao giờ quan tâm đến nỗi cô đơn, buồn phiền, đau khổ, những sự cần thiết của ta thì chúng cũng chẳng đoán biết được cái chết của ta đâu, chẳng qua chúng không hiểu thấu tình yêu thương của ta thôi. Phải, ta thấy rõ rồi, đối với chúng thì cái thói quen rút gan rút ruột ta đã khiến cho chúng không nhìn thấy những giá trị của việc ta đã làm cho chúng. Giá chúng đòi móc mắt ta thì ta cũng sẽ bảo: "Các con cứ việc móc nó ra.". Ta thật là ngu ngốc. Các con ta cứ tưởng rằng mọi người cha đều giống cha chúng. Sau này các con của chúng sẽ trả thù cho ta, chúng sẽ có lợi nếu chúng đến đây. Cậu hãy báo trước cho chúng biết rằng chúng đang làm cho chúng trở nên tồi tệ. Chúng đã phạm vào tất cả các tội ác. Cậu hãy đi đi, cậu hãy nói với chúng rằng nếu không đến nghĩa là chúng đã giết cha chúng rồi. Chúng đã phạm vào bao nhiêu tội ác rồi, đừng mang thêm tội giết cha nữa. Cậu hãy hét lên như ta đây này: "Ôi Anastasie! Ôi Delphine! Hãy đến với cha các cô đi, ông ấy đã rất tốt với các cô và giờ đây ông ấy đang sắp chết?". Chẳng có gì hết. Chẳng có một ai. Vậy thì ta sẽ phải chết như một con chó ư? Tôi đã bị con cái bỏ rơi, đó là phần thưởng cho tôi sao? Thật là độc ác và bẩn thỉu. Ta ghê tởm chúng, ta nguyền rủa chúng, kể cả khi đêm đến, ta cũng sẽ thức dậy từ quan tài để nguyền rủa chúng, bởi vì chúng ăn ở quá tệ. Ta sai lầm rồi phải không? Chúng đối xử thật tồi tệ phải không? Ôi ta vừa nói gì nhỉ? Cậu vừa nói với ta là Delphine đến rồi đấy chứ? Nó là đứa con gái tốt nhất của ta đấy. Eugène ạ, cậu như con trai của ta. Cậu cũng yêu nó chứ. Hãy đối xử với nó như một người cha ấy. Còn Anastasie bất hạnh nữa. Số phận của chúng ra sao đây? Ôi chúa ơi, ta sắp chết rồi, ta đau đớn quá. Cắt bỏ đầu ta đi, chỉ để lại cho ta mỗi trái tim thôi.

    – Christophe, cậu đi tìm Bianchon đi và mang đến cho tôi một cái xe.

    Eugène kêu lên sợ hãi khi nghe thấy những tiếng kêu la, rên rỉ của ông già. Cháu sẽ đi tìm các con gái của ông, người cha già nhân hậu ạ, cháu sẽ đưa họ về với cụ.

    – Mau lên, mau lên, cậu hãy yêu cầu hiến binh, hiến binh.

    Ông già vừa nói vừa nhìn Eugène với cái nhìn tràn đầy lý trí:

    – Hãy nói với nội các chính phủ, với ngài biện lý của nhà nước để họ đưa các con của ta về, ta mong muốn điều đó biết bao!

    – Nhưng cụ đã nguyền rủa họ cơ mà.

    Ông già sững sờ hỏi:

    – Ai đã nói thế? 

    – Cậu biết rõ là ta rất yêu các con ta mà. Nếu được nhìn thấy chúng thì ta đã khỏi bệnh rồi. Cậu hãy đi đi, người hàng xóm tốt bụng của ta, con trai yêu quý của ta. Con đi tìm chúng đi. Con thật là tốt. Ta muốn cảm ơn con, nhưng ta chẳng có gì cho con ngoài lời chúc phúc của một kẻ sắp chết. À ta muốn gặp Delphine, ta sẽ bảo nó thay ta trả ơn cho con. Nếu Nasie không đến, thì con dẫn Delphine đến đây. Con nói với nó rằng con sẽ không yêu nó nữa nếu nó không đến. Nó rất yêu con nên nó sẽ tới. Ôi! Ta muốn uống. Lòng yêu con đang đốt cháy ta. Hãy để cái gì đó lên đầu ta đi. Bàn tay của các con gái ta, nó sẽ cứu ta, ta cảm thấy điều đó mà... Chúa ơi! Ai sẽ làm ra tài sản cho các con ta nếu ta ra đi? Ta muốn đến Odessa để kiếm tiền cho các con ta.

    – Cụ uống đi.

    Eugène vừa nói vừa nâng ông già đang hấp hối lên cánh tay trái của mình, còn tay phải anh cầm chén nước thuốc đầy.

    – Con phải yêu quý cha mẹ con. Ông già vừa nói vừa siết chặt bàn tay yếu ớt của mình vào bàn tay của Eugène. Cậu có hiểu được rằng ta sẽ chết mà không được gặp các con gái của ta không? Ta luôn thấy khát nhưng không bao giờ ta được uống. Ta đã sống như thế trong suốt mười năm qua. Hai thằng con rể của ta đã giết chết các con gái ta. Phải rồi, ta đã mất con sau khi chúng đi lấy chồng. Đức cha ơi, người hãy nói với nhà thờ đưa ra một luật về cưới xin đi. Cậu nghe đây. Nếu cậu yêu quý các con gái cậu thì cậu đừng cho nó lấy chồng. Con rể là một kẻ độc ác, nó làm hư hỏng con gái ta. Biết bao đám cưới đã cướp đi các con gái chúng ta. Chúng không ở bên chúng ta ngay cả khi chúng ta sắp chết. Thật khủng khiếp, ta căm thù chúng, chính những thằng con rể đã ngăn cấm các con ta đến thăm ta. Hãy giết chết chúng đi. Restaud, Nucingen, chúng mày phải chết, những tên sát nhân. Chúng phải chết hoặc là để ta được gặp các con gái ta. Ôi hết rồi, ta sẽ chết mà không gặp chúng. Anastasie, Delphine ơi, hãy đến đây đi. Cha của các con sắp ra đi rồi...

    – Hỡi cha Goriot nhân hậu của con, hãy bình tĩnh nào. Cha hãy yên lặng đừng cử động, đừng nghĩ ngợi nữa.

    – Ta đang hấp hối mà không gặp được các con ư?

    – Cha sẽ được gặp các cô ấy.

    – Đúng rồi? Ông già lẩn thẩn kêu lên. Ồ, được gặp chúng, ta sẽ chết trong sung sướng. Mà này, ta không muốn sống nữa, ta không còn thiết tha với cuộc sống nữa, ta đã đau khổ nhiều rồi. Nhưng được gặp chúng, được sờ vào cái áo chúng mặc thôi, chỉ cái áo thôi cũng đủ rồi. Ta cảm thấy có cái gì đó của các con ta, cho ta vuốt tóc chúng...

    Đầu ông lão rơi phịch xuống gối giống như bị ai đó đánh rất mạnh. Bàn tay vuốt cái chăn như vuốt mái tóc của các con gái. 

    – Ta sẽ chúc phúc cho các con ta.  Ông già cố gắng nói.  ... Chúc phúc...

    Đột nhiên ông yếu hẳn đi. Đúng lúc đó Bianchon bước vào.

    – Tôi đã gặp Christophe. Anh ta nói. Nó sẽ mang một chiếc xe đến.

    Rồi anh nhìn người bệnh và vạch mi mắt của ông cụ, mắt đã mờ không còn sự sống. "Ông ấy đã đi rồi.", Bianchon nói, rồi anh bắt mạch cho ông, anh đặt tay lên ngực ông già nhân hậu.

(Trích tiểu thuyết Lão Goriot, H. Balzac)

Lão Goriot là một trong những tiểu thuyết xuất sắc nhất của H. Balzac, lấy bối cảnh là kinh đô Paris năm 1819, viết về số phận của ba nhân vật: Ông lão Goriot, tên tù khổ sai vượt ngục Vautrin và anh chàng sinh viên luật Eugène de Rastignac. Trong đó, lão Goriot là người có số phận đáng thương, bất hạnh nhất. Lão vốn là một tiểu thương giàu có, khát khao muốn bước chân vào giới quý tộc. Lão cũng là một người cha rất yêu thương con. Các con gái của lão là Anastasie và Delphine muốn gì lão cũng đều đáp ứng. Vì muốn các con được bước chân vào giới quý tộc nên lão đã gả hai cô con gái cho gã quý tộc Restaud và người chủ ngân hàng Nucingen. Nhưng, sau khi kết hôn, hai cô con gái cũng không ngừng bòn rút hết tất cả số tiền của cha, đẩy lão vào cuộc sống nghèo khổ, không một xu dính túi. Đoạn trích trên là tình cảnh của lão Goriot vào những phút giây cuối cùng của cuộc đời. 

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản. 

Câu 2. Đề tài của văn bản trên là gì?

Câu 3. Lời nói của lão Goriot với Rastignac sau đây:  Con phải yêu quý cha mẹ con. Ông già vừa nói vừa siết chặt bàn tay yếu ớt của mình vào bàn tay của Eugène. Cậu có hiểu được rằng ta sẽ chết mà không được gặp các con gái của ta không? Ta luôn thấy khát nhưng không bao giờ ta được uống. Ta đã sống như thế trong suốt mười năm qua. gợi cho em những cảm nhận, suy nghĩ gì?

Câu 4. Vì sao lão Goriot lại khao khát được gặp các con ngay sau khi nguyền rủa, mắng chửi chúng?

Câu 5. Nhận xét về tình cảnh lúc cuối đời của lão Goriot. 

0
(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:      Khán “Thiên gia thi” hữu cảm Phiên âm      Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ,      Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong;      Hiện đại thi trung ưng hữu thiết,      Thi gia dã yếu hội xung phong.   Dịch nghĩa      Thơ xưa nghiêng về yêu cảnh đẹp thiên nhiên,      Núi, sông, khói, hoa, tuyết, trăng, gió;      Trong thơ thời nay nên...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

     Khán “Thiên gia thi” hữu cảm

Phiên âm

     Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ,

     Sơn thủy yên hoa tuyết nguyệt phong;

     Hiện đại thi trung ưng hữu thiết,

     Thi gia dã yếu hội xung phong.

 

Dịch nghĩa

     Thơ xưa nghiêng về yêu cảnh đẹp thiên nhiên,

     Núi, sông, khói, hoa, tuyết, trăng, gió;

     Trong thơ thời nay nên có thép,

     Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

              (Nguyễn Ái Quốc, in trong Nhật kí trong tù, NXB Văn học, 1988)

Chú thích:

Thiên gia thi: Là một tuyển tập thơ gồm hàng trăm bài thơ đặc sắc của nhiều nhà thơ cổ Trung Quốc. Ngày xưa, những người theo học chữ Hán thường xem Thiên gia thi là một cuốn sách mẫu mực về nghệ thuật thơ ca với thi tứ sắc sảo, sâu xa, với lời thơ tuyệt hảo.

– Hoàn cảnh sáng tác:

+ Hoàn cảnh rộng: Đất nước kiệt quệ vì ảnh hưởng từ Thế chiến 2, xã hội Việt Nam mang tính chất thực dân nửa phong kiến đang suy thoái trầm trọng, tình hình chính trị, xã hội có nhiều diễn biến phức tạp. Đây cũng là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình cứu nước 1939 – 1945 nên việc chuẩn bị lực lượng mọi mặt được đẩy mạnh.

+ Hoàn cảnh hẹp: Khi bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác Hồ có được cuốn Thiên gia thi và sau khi đã đọc kỹ tập thơ, Bác không chỉ dừng lại ở chỗ thưởng thức nó mà còn nói lên những cảm nghĩ của mình về tập thơ, về thơ ca xưa và về chức năng của thơ ca hiện đại. Đó là lý do ra đời của bài thơ Khán “Thiên gia thi” hữu cảm (tạm dịch: Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”).

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Xác định luật của bài thơ. 

Câu 3. Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em ấn tượng trong bài thơ.

Câu 4. Theo em, vì sao tác giả lại cho rằng “Hiện đại thi trung ưng hữu thiết, / Thi gia dã yếu hội xung phong.”?

Câu 5. Nhận xét về cấu tứ của bài thơ.

0
(4 điểm) Đọc văn bản vả trả lời câu hỏi:           Những giọt lệ Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi? Bao giờ tôi hết được yêu vì(1), Bao giờ mặt nhựt tan thành máu, Và khối lòng tôi cứng tợ si?   Họ đã xa rồi khôn níu lại, Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa(2)… Người đi, một nửa hồn tôi mất, Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.   Tôi vẫn còn đây hay ở đâu? Ai đem bỏ...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản vả trả lời câu hỏi: 

         Những giọt lệ

Trời hỡi, bao giờ tôi chết đi?

Bao giờ tôi hết được yêu vì(1),

Bao giờ mặt nhựt tan thành máu,

Và khối lòng tôi cứng tợ si?

 

Họ đã xa rồi khôn níu lại,

Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa(2)

Người đi, một nửa hồn tôi mất,

Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.

 

Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?

Ai đem bỏ tôi dưới trời sâu?

Sao bông phượng nở trong màu huyết,

Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?

                                         (Hàn Mặc Tử)

* Đôi nét về tác giả:

Nhà thơ Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, quê quán ở Quảng Bình. Cuộc đời chàng phải chịu nhiều đắng cay, đau khổ cả về thể xác lẫn tinh thần vì căn bệnh phong quái ác. Thơ chàng thể hiện một thế giới nội tâm phức tạp, với những xúc cảm vừa mãnh liệt, vừa đau đớn, tuyệt vọng, cô đơn về tình yêu và về cuộc sống.

* Chú thích:

– Yêu vì: (Từ cũ) yêu quý và vì nể.

– Chưa bưa: (Tiếng miền Trung) chưa chán.

Câu 1. Xác định những phương thức biểu đạt trong bài thơ trên.

Câu 2. Đề tài trong bài thơ là gì? 

Câu 3. Chỉ ra và nêu cảm nhận của em về một hình ảnh thơ mang tính tượng trưng trong bài thơ.

Câu 4. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối.

Câu 5. Nhận xét về cấu tứ của bài thơ.

0
(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi:  Giữa người với người       Cuộc tình của em mẻ một miếng sau bữa bồ khoe ca trực tối qua có thằng trộm trâu bị đánh suýt chết, ngay lúc cấp cứu bồ kịp lấy điện thoại chụp cái ảnh thằng nhỏ nằm rúm ró tải ngay lên mạng xã hội, thiên hạ ào vô thích quá trời. Nhỏ em nghĩ bồ quên vai trò mình là y sĩ còn thằng nhỏ là bệnh nhân,...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: 

Giữa người với người

      Cuộc tình của em mẻ một miếng sau bữa bồ khoe ca trực tối qua có thằng trộm trâu bị đánh suýt chết, ngay lúc cấp cứu bồ kịp lấy điện thoại chụp cái ảnh thằng nhỏ nằm rúm ró tải ngay lên mạng xã hội, thiên hạ ào vô thích quá trời. Nhỏ em nghĩ bồ quên vai trò mình là y sĩ còn thằng nhỏ là bệnh nhân, nhưng sao có thể quên kẻ đang chịu đau đớn kia là một con người?

      Chuyện đã cũ rồi, tình cũng thành tình cũ, nhưng em nói không bao giờ ghé lại ngôi nhà trên mạng của bồ, giờ cũng là một địa chỉ đông khách thăm. Em sợ lại gặp trên ấy gương mặt biến dạng của người phụ nữ bị chồng thiêu, bàn tay rụng đốt của một em bé bị bạo hành. Những con người buộc phải đến khoa cấp cứu trong tình trạng bên bờ sống chết, chỉ với điện thoại thông minh buộc vào mạng xã hội là thành một cần câu, anh y sĩ ung dung biến ca trực của mình thành buổi câu tín nóng hổi. "Và bằng mồi người", em nói, không cười.

      Hai chữ "mồi người" thịnh hành khá lâu, lúc những trang báo lá cải bắt đầu câu người đọc bằng những tình duyên, đường cong, rãnh sâu của diễn viên người mẫu. Lần hồi cũng lạt miệng, mồi câu không còn móc vào giới phù hoa. Đầu năm những người bán bắp luộc chết giấc với tin nồi nước luộc có pin đèn, cuối năm giới hủ tiếu gõ sập tiệm với tin nước dùng chuột cống. Mẹ em nấu chè dừa non bán, hổm rày lo rầu sợ mở báo thấy đăng tin chè bưởi có thuốc rầy, chẳng hạn. Tai bay vạ gió, biết đâu chỉ vì một người bán chè nào đó ở cổng trường thấy một cậu học trò chửi thề ghê quá, bảo ban nó mấy câu, ai ngờ nó để bụng về tung lên mạng cái câu ăn chè bưởi ngộ độc thuốc trừ sâu. Những trang báo đói ngấu chộp lấy, năm giây sau cả nước biết tin, tẩy chay món chè của bà già.

      Em hỏi chị bạ gì cũng đọc, có chuyện nào truyền thuyết nào về cái sự người không ngó thấy người, kiểu như truyền thuyết Babel giải thích rằng bởi vì chúa trời trừng phạt nên chúng ta không nghe và hiểu nhau. Đâu phải tự dưng mà lịch sử thế giới triền miên những cuộc chiến vì tôn giáo, sắc tộc, màu da, nhìn nhau chi để nhận diện giặc hay ta. Điện thoại thương hiệu Mỹ, Hàn, hoàn toàn không mắc mớ gì tới chén cơm của mình đâu mà vẫn tung tóe những lời nhiếc mắng trên diễn đàn công nghệ. Một vụ cướp tiền giữa ban ngày, người ta chỉ thấy giấy bạc bay mà không thấy nạn nhân. Hôi bia cũng vì chỉ thấy bia lăn lóc ra đường.

      “Tụi mình cứ như bị lời nguyền.”, em nói. Biết đâu những bộ tộc trong rừng rậm châu Phi, họ đang lưu truyền một vài lời nguyền rằng người ta luôn bị che mất tầm nhìn bởi những bức tường vô hình, chọn bầy đàn này, nghĩa là chống lại bầy đàn khác, chọn tôn giáo này buộc phải miệt khinh người của tôn giáo khác. Đến và đi cùng lúc, trong cái cách người ta gần lại có ẩn chứa sự xa nhau.

      Ngay cả mạng xã hội, thứ dùng để chia sẻ, cũng đi bên lằn ranh chia rẽ. Nó giúp em tìm lại rất nhiều bạn học cũ, tham gia những chuyến từ thiện, quen và yêu anh y sĩ đẹp trai. Nhưng mạng xã hội cũng góp tay cho đường ai nấy bước. Mẹ em tiếc thằng rể hụt, nói tao thấy nó hiền queo, có gì để chê đâu. Em cười cười. Thí dụ một người thấy cô gái trèo thành cầu để nhảy sông tự vẫn, anh ta đắn đo không biết nên giữ cô lại, hay cứ để cổ nhảy và ta chụp ảnh đem lên mạng hái hàng trăm cái tặc lưỡi xuýt xoa. Cái đắn đo ấy, dù là trong khoảnh khắc, cũng đáng sợ.

      Đến đồ chơi mà cũng điều chỉnh được hành vi con người, làm cho tình người xao lãng, động vật cấp cao coi vậy mà dễ tổn thương.

(Nguyễn Ngọc Tư)

Câu 1. Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2. Đề tài của văn bản này là gì?

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong đoạn trích sau: 

     Đầu năm những người bán bắp luộc chết giấc với tin nồi nước luộc có pin đèn, cuối năm giới hủ tiếu gõ sập tiệm với tin nước dùng chuột cống. Mẹ em nấu chè dừa non bán, hổm rày lo rầu sợ mở báo thấy đăng tin chè bưởi có thuốc rầy, chẳng hạn. Tai bay vạ gió, biết đâu chỉ vì một người bán chè nào đó ở cổng trường thấy một cậu học trò chửi thề ghê quá, bảo ban nó mấy câu, ai ngờ nó để bụng về tung lên mạng cái câu ăn chè bưởi ngộ độc thuốc trừ sâu. Những trang báo đói ngấu chộp lấy, năm giây sau cả nước biết tin, tẩy chay món chè của bà già.

Câu 4. Hai câu văn: Một vụ cướp tiền giữa ban ngày, người ta chỉ thấy giấy bạc bay mà không thấy nạn nhân. Hôi bia cũng vì chỉ thấy bia lăn lóc ra đường. gợi cho em những suy nghĩ gì về thực trạng đạo đức con người Việt Nam hiện nay?

Câu 5. Qua văn bản, em rút ra được những bài học nào? 

0