
Nguyễn Công Tuấn
Giới thiệu về bản thân



































Kỹ sư cơ khí đảm nhận các công việc chính sau trong quá trình thiết kế và sản xuất:
- Thiết kế, chế tạo và bảo dưỡng máy móc, thiết bị cơ khí: Kỹ sư cơ khí tham gia vào việc thiết kế các sản phẩm cơ khí, chế tạo và bảo dưỡng máy móc, thiết bị cho nhiều lĩnh vực như công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp.
- Lắp đặt, vận hành và bảo trì máy móc cơ khí: Họ chịu trách nhiệm lắp đặt, vận hành và bảo trì các máy móc cơ khí tại các nhà máy, xí nghiệp hoặc công trình, đảm bảo thiết bị hoạt động hiệu quả và an toàn.
- Làm việc tại các viện nghiên cứu, nhà máy, công ty sản xuất cơ khí: Kỹ sư cơ khí có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, nhà máy hoặc công ty sản xuất cơ khí trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đóng góp vào việc phát triển và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất.
Những công việc này yêu cầu kỹ sư cơ khí phải có kiến thức chuyên sâu về cơ khí, kỹ năng thiết kế, vận hành và bảo trì thiết bị, cùng khả năng làm việc trong môi trường công nghiệp đa dạng.
Đầu tiên em sẽ cảnh báo cho người xung quanh bằng cách kêu gọi mọi người giữ khoảng cách an toàn, sử dụng vật dụng như gậy, băng rôn để tạo rào chắn và cảnh báo
Sau đó em báo cáo với cơ quan chức năng bằng cách cung cấp thông tin chi tiết về vị trí và tình trạng của dây điện
Cuối cùng em sẽ đợi cơ quan đến và theo dõi từ xa để giúp mọi người đi đến khu vực an toàn
a) Kế hoạch chi tiêu là một bản danh sách các khoản tiền được phân chia để sử dụng cho những mục đích cụ thể trong một thời gian nhất định
b) Cần phải lập kế hoạch chi tiêu, vì:
+ Lập kế hoạch chi tiêu sẽ giúp quản lý tiền một cách hiệu quả, phát hiện được những điểm chưa đúng trong việc sử dụng tài chính, chi tiêu không hợp lý.
+ Kế hoạch chi tiêu còn giúp định hướng tương lai, phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính.
a) -Trong tình huống trên, mẹ của bạn H đã có hành vi bạo lực tinh thần và bạo lực thể chất đối với con mình. Bà thường xuyên cáu gắt, la mắng và dùng những lời lẽ nặng nề để trút giận lên bạn H, khiến bạn cảm thấy sợ hãi, lo lắng mỗi khi về nhà. Đây là một hình thức bạo lực tinh thần, gây tổn thương đến tâm lý của trẻ em. Bên cạnh đó, việc mẹ bạn H đánh con, khiến bạn phải sang nhà họ hàng tá túc tạm thời là một hành vi bạo lực thể chất, gây đau đớn và ảnh hưởng đến sự an toàn của bạn H
b) Bạo lực gia đình gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình và toàn xã hội
Đối với cá nhân
-Bạo lực tinh thần và thể chất khiến nạn nhân vào trạng thái sợ hãi, lo lắng, mất tự tin, thậm chí có thể dẫn đến trầm cảm hoặc tổn thương tâm lý lâu dài
-Khi sống trong môi trường bạo lực, có thể bị ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập, khả năng giao tiếp và phát triển nhân cách.
Đối với gia đình
-Bạo lực khiến không khí gia đình trở nên căng thẳng, mất đi sự gắn kết giữa các thành viên
- Con cái sẽ dần xa cách cha mẹ, không dám chia sẻ tâm tư, thậm chí có thể bỏ nhà đi hoặc hình thành tư tưởng chống đối
- Nếu bạo lực kéo dài, gia đình có thể dẫn đến sự đổ vỡ, ly hôn, làm ảnh hưởng đến hạnh phúc của tất cả mọi người
Đối với xã hội
-Bạo lực gia đình góp phần làm gia tăng các tệ nạn xã hội như tội phạm, bạo lực học đường và các vấn đề tâm lý trong cộng đồng
- Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường bạo lực có nguy cơ tiếp tục hành vi này khi trưởng thành