Lê Ngọc Minh Thùy

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Lê Ngọc Minh Thùy
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu thơ “Em nhớ anh nát cả ruột gan” là một ví dụ tiêu biểu cho hiện tượng phá vỡ ngôn ngữ thông thường nhằm biểu đạt cảm xúc mạnh mẽ, sâu sắc.Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, “nhớ” là trạng thái tình cảm nhẹ nhàng, sâu lắng. Tuy nhiên, khi đặt trong câu thơ này, “nhớ” được nâng lên thành một cảm xúc mãnh liệt đến mức “nát cả ruột gan”. Đây là cách nói cường điệu, phá vỡ logic ngôn ngữ thông thường, nhưng lại có tác dụng lớn về mặt biểu cảm. Nó khiến nỗi nhớ không chỉ là cảm xúc mà trở thành nỗi đau thể xác, làm tan nát nội tâm, thể hiện sự khắc khoải, day dứt của người con gái đang yêu.Như vậy, hiện tượng phá vỡ ngôn ngữ thông thường trong câu thơ đã góp phần nhấn mạnh chiều sâu cảm xúc, giúp người đọc cảm nhận được tình yêu da diết, mãnh liệt và đầy ám ảnh của nhân vật trữ tình.

Hai dòng thơ :

“Ngẫm thân em chỉ bằng thân con bọ ngựa,

Bằng con chẫu chuộc thôi”

thể hiện nỗi niềm chua xót và tự ti của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Hình ảnh “con bọ ngựa”, “con chẫu chuộc” là những loài vật bé nhỏ, dễ bị coi thường, tượng trưng cho thân phận thấp kém, mong manh của người phụ nữ. Cách so sánh ấy vừa giản dị, mộc mạc, vừa gợi nỗi đau âm thầm của họ trước cuộc sống đầy bất công và áp đặt. Người phụ nữ không có quyền tự quyết định cuộc đời mình, phải chịu sự chi phối của lễ giáo và định kiến xã hội. Qua đó, em cảm nhận được sự thương cảm, trân trọng và khâm phục trước khát vọng sống, khát vọng được yêu thương, được tự do của người phụ nữ trong ca dao xưa.



"Thân em như tấm lụa đào,

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai."

=>Câu ca dao thể hiện nỗi băn khoăn, lo lắng của người phụ nữ xưa trong việc lựa chọn hôn nhân, khi số phận của họ phần lớn phụ thuộc vào sự sắp đặt của người khác.

Trong xã hội truyền thống, quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” từng là nguyên tắc sống phổ biến, đặc biệt trong việc hôn nhân. Câu nói này thể hiện vai trò quyết định của cha mẹ trong việc lựa chọn bạn đời cho con cái. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, quan niệm này đang được nhìn nhận lại với nhiều ý kiến trái chiều

Về mặt tích cực, quan niệm trên xuất phát từ lòng yêu thương và mong muốn con cái có được cuộc sống hạnh phúc, ổn định. Cha mẹ thường có kinh nghiệm sống, có cái nhìn thực tế, cân nhắc kỹ về gia cảnh, tính cách và phẩm chất của người bạn đời để giúp con tránh sai lầm. Ở một số trường hợp, sự lựa chọn của cha mẹ đã mang lại hôn nhân bền vững và hòa thuận.

Tuy nhiên, “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Hôn nhân là chuyện cả đời, là sự gắn bó giữa hai con người, không chỉ dựa vào sự sắp đặt mà cần tình yêu, sự thấu hiểu và đồng thuận giữa hai bên. Khi cha mẹ áp đặt, không quan tâm đến cảm xúc và mong muốn của con, hôn nhân có thể trở thành gánh nặng. Nhiều cuộc hôn nhân không xuất phát từ tình yêu chân thành dễ dẫn đến mâu thuẫn, ly hôn, hoặc sống trong đau khổ, mất phương hướng.

Trong thời đại hiện nay, khi tư duy về quyền tự do cá nhân và bình đẳng ngày càng được đề cao, mỗi người cần được quyền tự quyết định tương lai của mình, đặc biệt là trong hôn nhân – một việc hệ trọng. Tuy vậy, con cái cũng nên lắng nghe ý kiến của cha mẹ, vì đó là sự quan tâm chân thành từ những người từng trải. Quan trọng là sự đối thoại, tôn trọng lẫn nhau giữa các thế hệ để đi đến quyết định đúng đắn và phù hợp nhất.

Tóm lại, quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” cần được nhìn nhận một cách linh hoạt trong xã hội hiện đại. Thay vì áp đặt, cha mẹ nên định hướng, đồng hành cùng con trong việc lựa chọn bạn đời, để hôn nhân không chỉ là sự kết nối giữa hai gia đình mà còn là sự gắn bó giữa hai tâm hồn.