Lý Thị Yên

Giới thiệu về bản thân

Chào mừng bạn đến với trang cá nhân của Lý Thị Yên
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
xếp hạng Ngôi sao 1 ngôi sao 2 ngôi sao 1 Sao chiến thắng
0
(Thường được cập nhật sau 1 giờ!)

Câu 1

Môi trường là nền tảng cho sự sống của con người và muôn loài, do đó, việc bảo vệ môi trường có vai trò đặc biệt quan trọng trong thời đại ngày nay. Khi môi trường bị tàn phá bởi biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, rác thải nhựa… không chỉ hệ sinh thái bị đe dọa mà chính con người cũng phải đối diện với nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, kinh tế và tinh thần. Hiện tượng “tiếc thương sinh thái” trong phần đọc hiểu là minh chứng rõ ràng cho thấy tác động tiêu cực của sự tàn phá môi trường không chỉ dừng lại ở khía cạnh vật chất mà còn gây ra khủng hoảng tâm lí sâu sắc. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống, bảo vệ tương lai và cả những giá trị văn hóa, tinh thần của nhân loại. Mỗi người cần nâng cao ý thức, hành động thiết thực như tiết kiệm năng lượng, phân loại rác, sử dụng các sản phẩm thân thiện với thiên nhiên… để góp phần gìn giữ một hành tinh xanh – sạch – đẹp cho các thế hệ mai sau


Câu2

Trong văn học trung đại Việt Nam, hình tượng người ẩn sĩ thường gắn liền với cuộc sống ẩn dật, thoát ly vòng danh lợi để tìm về với thiên nhiên, sống thanh tịnh, an nhàn. Qua hai bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, hình tượng này hiện lên với những sắc thái riêng nhưng đều thể hiện tinh thần cao quý và bản lĩnh của những bậc trí giả

Trong bài “Nhàn”, Nguyễn Bỉnh Khiêm xây dựng hình ảnh người ẩn sĩ chủ động từ bỏ cuộc sống nơi “chốn lao xao” để tìm đến “nơi vắng vẻ”. Cách dùng từ “ta dại”, “người khôn” đầy mỉa mai cho thấy ông ý thức rõ sự lựa chọn của mình là đúng đắn. Cuộc sống ẩn dật mà ông hướng đến rất giản dị, gắn bó với tự nhiên và mùa màng: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá / Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”. Ở đây, thiên nhiên không chỉ là nơi trú ngụ mà còn là người bạn tri kỉ, là nguồn sống tinh thần và vật chất. Người ẩn sĩ hiện lên với phong thái tự tại, ung dung, xem danh lợi như “chiêm bao”. Hình tượng này thể hiện rõ tư tưởng sống “an bần lạc đạo” tìm niềm vui trong sự thanh đạm, xa rời những xô bồ, giả trá của chốn quan trường

Trong khi đó, bài thơ của Nguyễn Khuyến lại khắc họa người ẩn sĩ qua một khoảnh khắc thu tĩnh lặng và đầy chất thơ. Không trực tiếp bàn về lựa chọn sống ẩn dật, nhưng qua những hình ảnh “trời thu xanh ngắt”, “cần trúc lơ phơ”, “bóng trăng vào song thưa”… người đọc cảm nhận được sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên. Đặc biệt, câu thơ cuối “Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào” gợi lên sự khiêm nhường và tỉnh thức người ẩn sĩ biết rõ lẽ sống, luôn tự soi xét mình, không lấy tài năng làm điều cao ngạo. Hình tượng người ẩn sĩ của Nguyễn Khuyến vì thế không chỉ là một người rời xa quan trường, mà còn là một trí nhân sống hài hòa, khiêm tốn, thanh cao cả hai bài thơ đều thể hiện tâm thế thoát tục, tìm về sự yên bình, nhưng nếu Nguyễn Bỉnh Khiêm thiên về lý trí, khẳng định mạnh mẽ sự lựa chọn thì Nguyễn Khuyến lại nghiêng về cảm xúc, sâu lắng và đầy chất thi nhân. Họ đều là những con người từng kinh qua thời cuộc, hiểu rõ thế thái nhân tình, từ đó chọn cách rút lui không phải vì yếu đuối mà vì sự giác ngộ sâu sắc

Qua hai hình tượng ẩn sĩ ấy, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của những con người biết sống theo lẽ tự nhiên, trân trọng sự thanh sạch và giữ cho mình một cốt cách cao đẹp giữa dòng đời biến động

Câu 1 là nỗi đau khổ trước những mất mát về sinh thái mà con người đã trải qua hoặc tin rằng sẽ xảy ra, do biến đổi khí hậu gây ra, và phản ứng tâm lí tương tự như khi mất người thân Câu 2 nêu hiện tượng → giải thích khái niệm → đưa dẫn chứng cụ thể → mở rộng phạm vi ảnh hưởng → kết luận về tác động tâm lí Câu 3 gồm: nghiên cứu của hai nhà khoa học Ashlee Cunsolo và Neville R. Ellis; chia sẻ của người Inuit; trường hợp cháy rừng Amazon; kết quả khảo sát cảm xúc của thanh thiếu niên tại 10 quốc gia do Caroline Hickman và cộng sự thực hiện Câu 4. Tác giả tiếp cận vấn đề biến đổi khí hậu từ góc nhìn tâm lí – xã hội, thay vì chỉ bàn về tác động vật lí – môi trường, giúp người đọc thấy rõ ảnh hưởng sâu sắc của nó đến đời sống tinh thần con người Câu 5. Thông điệp : Biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề môi trường mà còn là khủng hoảng tâm lí, vì vậy mỗi cá nhân và cộng đồng cần hành động để phòng chống biến đổi khí hậu

Câu 1

Bài thơ "Ca sợi chỉ" của Hồ Chí Minh mượn hình ảnh sợi chỉ để gửi gắm thông điệp sâu sắc về sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc. Ban đầu, sợi chỉ tượng trưng cho mỗi cá nhân yếu ớt, nhỏ bé, “ai vò cũng đứt, ai rung cũng rời”. Nhưng khi các sợi chỉ “họp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều”, chúng dệt nên tấm vải “bền hơn lụa, lại điều hơn da” đó là hình ảnh ẩn dụ cho một tập thể vững chắc khi biết gắn bó, đoàn kết. Hồ Chí Minh sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, để làm nổi bật sự chuyển hóa từ yếu ớt đến mạnh mẽ của sợi chỉ, đồng thời nhấn mạnh vai trò của đoàn kết trong công cuộc kháng chiến. Lời thơ mộc mạc, gần gũi nhưng đầy sức gợi, kết thúc bằng lời kêu gọi chân thành “Việt Minh hội ấy mau mau phải vào” như một lời nhắn gửi thiết tha tới toàn dân. Qua đó, bài thơ không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn là bài học sâu sắc về tinh thần yêu nước và ý thức cộng đồng


Câu 2

Trong cuộc sống, không ai có thể sống và phát triển một mình. Mỗi người đều là một phần của tập thể, cộng đồng. Vì thế, đoàn kết , gắn bó, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau luôn là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh. Ông cha ta đã từng dạy “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" Câu nói giản dị ấy đã khẳng định vai trò to lớn của sự đoàn kết trong cuộc sống con người

Trước hết, đoàn kết giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Khi mỗi người biết cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ, mọi công việc dù khó khăn đến đâu cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Một cá nhân có thể yếu ớt, nhưng khi nhiều người cùng đồng lòng, họ sẽ tạo nên một sức mạnh vững chắc. Cũng như những sợi chỉ nhỏ bé, khi kết lại với nhau sẽ dệt nên tấm vải bền đẹp, con người khi gắn bó sẽ tạo nên một tập thể mạnh mẽ

Trong lịch sử dân tộc, tinh thần đoàn kết đã trở thành truyền thống quý báu giúp nhân dân ta chiến thắng mọi kẻ thù. Từ thời Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt đến các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, toàn dân đã cùng nhau đứng lên bảo vệ đất nước. Sự gắn bó, đồng lòng của nhân dân từ miền xuôi đến miền ngược, từ già đến trẻ đã tạo nên sức mạnh vô địch. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh “Đoàn kết là sức mạnh vô địch của chúng ta"

Không chỉ trong chiến tranh, đoàn kết còn rất quan trọng trong học tập và làm việc. Một lớp học chỉ có thể tiến bộ khi các bạn biết giúp đỡ nhau cùng học tốt. Một nhóm làm việc chỉ hiệu quả khi các thành viên biết lắng nghe, phối hợp. Gia đình cũng chỉ hạnh phúc khi mọi người biết yêu thương, nhường nhịn. Như vậy, đoàn kết chính là chìa khóa để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và xã hội văn minh

Ngược lại, nếu thiếu đoàn kết, con người dễ rơi vào mâu thuẫn, tranh cãi, thậm chí chia rẽ. Một tập thể không có sự gắn bó sẽ yếu ớt, dễ tan rã. Lợi ích chung bị ảnh hưởng, mục tiêu lớn không thể thực hiện được. Vì vậy, mỗi người cần học cách tôn trọng, lắng nghe và đặt lợi ích tập thể lên trên cá nhân để xây dựng sự đoàn kết vững chắc

Tóm lại, đoàn kết là sức mạnh to lớn giúp con người vượt qua khó khăn, tạo nên những thành tựu lớn lao. để lớp học, trường học phát triển, mỗi học sinh cần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết chính là góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh và tốt đẹp hơn


Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm Câu 2 chỉ từ bông Câu 3 Biện pháp tu từ: Ẩn dụ “Sợi chỉ” là hình ảnh ẩn dụ cho mỗi con người “tấm vải” ẩn dụ cho tập thể Tác dụng: + Nhấn mạnh sức mạnh của đoàn kết – nhiều cá nhân nhỏ bé khi hợp lại sẽ tạo nên một tập thể vững mạnh + tăng sức gợi hình gợi cảm làm cho câu văn trở nên sinh động hấp dẫn Câu 4 Đặc tính của sợi chỉ: nhỏ bé, yếu ớt, mỏng manh, dễ đứt nếu đứng riêng lẻ Sức mạnh của sợi chỉ: nằm ở sự đoàn kết, liên kết với nhiều sợi khác để tạo thành tấm vải chắc chắn, bền đẹp và không thể bị xé rách qua đó, tác giả khẳng định rằng sức mạnh của cá nhân khi được gắn bó trong tập thể sẽ trở nên phi thường Câu 5 Sức mạnh của sự đoàn kết, tinh thần tập thể là bài học lớn nhất từ bài thơ. Dù mỗi người có thể nhỏ bé và yếu ớt như một sợi chỉ, nhưng nếu biết gắn bó, đồng lòng thì sẽ tạo nên một khối vững chắc, không thể bị phá vỡ

Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận Câu 2 chỉ từ bông (bông gòn, bông sợi) Câu 3 Biện pháp tu từ: Ẩn dụ “Sợi chỉ” là hình ảnh ẩn dụ cho mỗi con người “tấm vải” ẩn dụ cho tập thể

Tác dụng: + Nhấn mạnh sức mạnh của đoàn kết – nhiều cá nhân nhỏ bé khi hợp lại sẽ tạo nên một tập thể vững mạnh

+ tăng sức gợi hình gợi cảm làm cho câu văn trở nên sinh động hấp dẫn

Câu 4 Đặc tính của sợi chỉ: nhỏ bé, yếu ớt, mỏng manh, dễ đứt nếu đứng riêng lẻ Sức mạnh của sợi chỉ: nằm ở sự đoàn kết, liên kết với nhiều sợi khác để tạo thành tấm vải chắc chắn, bền đẹp và không thể bị xé rách qua đó, tác giả khẳng định rằng sức mạnh của cá nhân khi được gắn bó trong tập thể sẽ trở nên phi thường

Câu 5 Sức mạnh của sự đoàn kết, tinh thần tập thể là bài học lớn nhất từ bài thơ. Dù mỗi người có thể nhỏ bé và yếu ớt như một sợi chỉ, nhưng nếu biết gắn bó, đồng lòng thì sẽ tạo nên một khối vững chắc, không thể bị phá vỡ

Câu 1

Bài thơ "Ca sợi chỉ" của Hồ Chí Minh mượn hình ảnh sợi chỉ để gửi gắm thông điệp sâu sắc về sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc. Ban đầu, sợi chỉ tượng trưng cho mỗi cá nhân yếu ớt, nhỏ bé, “ai vò cũng đứt, ai rung cũng rời”. Nhưng khi các sợi chỉ “họp nhau sợi dọc, sợi ngang rất nhiều”, chúng dệt nên tấm vải “bền hơn lụa, lại điều hơn da” đó là hình ảnh ẩn dụ cho một tập thể vững chắc khi biết gắn bó, đoàn kết. Hồ Chí Minh sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, để làm nổi bật sự chuyển hóa từ yếu ớt đến mạnh mẽ của sợi chỉ, đồng thời nhấn mạnh vai trò của đoàn kết trong công cuộc kháng chiến. Lời thơ mộc mạc, gần gũi nhưng đầy sức gợi, kết thúc bằng lời kêu gọi chân thành “Việt Minh hội ấy mau mau phải vào” như một lời nhắn gửi thiết tha tới toàn dân. Qua đó, bài thơ không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn là bài học sâu sắc về tinh thần yêu nước và ý thức cộng đồng


Câu 2

Trong cuộc sống, không ai có thể sống và phát triển một mình. Mỗi người đều là một phần của tập thể, cộng đồng. Vì thế, đoàn kết , gắn bó, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau luôn là yếu tố quan trọng để tạo nên sức mạnh. Ông cha ta đã từng dạy “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao" Câu nói giản dị ấy đã khẳng định vai trò to lớn của sự đoàn kết trong cuộc sống con người

Trước hết, đoàn kết giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Khi mỗi người biết cùng nhau chia sẻ, hỗ trợ, mọi công việc dù khó khăn đến đâu cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Một cá nhân có thể yếu ớt, nhưng khi nhiều người cùng đồng lòng, họ sẽ tạo nên một sức mạnh vững chắc. Cũng như những sợi chỉ nhỏ bé, khi kết lại với nhau sẽ dệt nên tấm vải bền đẹp, con người khi gắn bó sẽ tạo nên một tập thể mạnh mẽ

Trong lịch sử dân tộc, tinh thần đoàn kết đã trở thành truyền thống quý báu giúp nhân dân ta chiến thắng mọi kẻ thù. Từ thời Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt đến các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, toàn dân đã cùng nhau đứng lên bảo vệ đất nước. Sự gắn bó, đồng lòng của nhân dân từ miền xuôi đến miền ngược, từ già đến trẻ đã tạo nên sức mạnh vô địch. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh “Đoàn kết là sức mạnh vô địch của chúng ta"

Không chỉ trong chiến tranh, đoàn kết còn rất quan trọng trong học tập và làm việc. Một lớp học chỉ có thể tiến bộ khi các bạn biết giúp đỡ nhau cùng học tốt. Một nhóm làm việc chỉ hiệu quả khi các thành viên biết lắng nghe, phối hợp. Gia đình cũng chỉ hạnh phúc khi mọi người biết yêu thương, nhường nhịn. Như vậy, đoàn kết chính là chìa khóa để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và xã hội văn minh

Ngược lại, nếu thiếu đoàn kết, con người dễ rơi vào mâu thuẫn, tranh cãi, thậm chí chia rẽ. Một tập thể không có sự gắn bó sẽ yếu ớt, dễ tan rã. Lợi ích chung bị ảnh hưởng, mục tiêu lớn không thể thực hiện được. Vì vậy, mỗi người cần học cách tôn trọng, lắng nghe và đặt lợi ích tập thể lên trên cá nhân để xây dựng sự đoàn kết vững chắc

Tóm lại, đoàn kết là sức mạnh to lớn giúp con người vượt qua khó khăn, tạo nên những thành tựu lớn lao. để lớp học, trường học phát triển, mỗi học sinh cần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết chính là góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh và tốt đẹp hơn


Câu 1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2 chỉ từ bông

Câu 3 Biện pháp tu từ: Ẩn dụ “Sợi chỉ” là hình ảnh ẩn dụ cho mỗi con người “tấm vải” ẩn dụ cho tập thể

Tác dụng: + Nhấn mạnh sức mạnh của đoàn kết – nhiều cá nhân nhỏ bé khi hợp lại sẽ tạo nên một tập thể vững mạnh

+ tăng sức gợi hình gợi cảm làm cho câu văn trở nên sinh động hấp dẫn

Câu 4 Đặc tính của sợi chỉ: nhỏ bé, yếu ớt, mỏng manh, dễ đứt nếu đứng riêng lẻ Sức mạnh của sợi chỉ: nằm ở sự đoàn kết, liên kết với nhiều sợi khác để tạo thành tấm vải chắc chắn, bền đẹp và không thể bị xé rách qua đó, tác giả khẳng định rằng sức mạnh của cá nhân khi được gắn bó trong tập thể sẽ trở nên phi thường

Câu 5 Sức mạnh của sự đoàn kết, tinh thần tập thể là bài học lớn nhất từ bài thơ. Dù mỗi người có thể nhỏ bé và yếu ớt như một sợi chỉ, nhưng nếu biết gắn bó, đồng lòng thì sẽ tạo nên một khối vững chắc, không thể bị phá vỡ