
CÙ TRÍ DŨNG
Giới thiệu về bản thân



































a. Giá trị của đất phù sa đối với sản xuất nông nghiệp và thủy sản ở nước ta
Đất phù sa là loại đất quan trọng và có giá trị cao đối với sản xuất nông nghiệp và thủy sản ở Việt Nam nhờ các đặc điểm sau:
- Độ phì nhiêu cao: Đất phù sa chứa nhiều mùn, khoáng chất và vi sinh vật có lợi, rất thích hợp cho việc trồng trọt, đặc biệt là lúa nước, cây ăn quả và rau màu.
- Kết cấu đất tơi xốp, giữ nước và chất dinh dưỡng tốt: Giúp cây trồng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở các vùng đồng bằng như Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Cung cấp môi trường thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản: Các vùng trũng, ao, hồ ở khu vực có đất phù sa rất thích hợp cho nuôi cá, tôm, góp phần phát triển kinh tế thủy sản.
- Góp phần ổn định sinh thái và phát triển bền vững: Nhờ độ màu mỡ, đất phù sa giúp duy trì sản xuất nông nghiệp lâu dài mà không cần cải tạo quá nhiều.
b. Hiện trạng và nguyên nhân thoái hóa đất ở nước ta
Hiện trạng thoái hóa đất:
- Xói mòn, rửa trôi đất: Chủ yếu xảy ra ở vùng đồi núi, gây mất lớp đất màu, làm suy giảm độ phì nhiêu.
- Đất bạc màu: Nhiều vùng đất nông nghiệp bị mất chất dinh dưỡng do canh tác lâu năm mà không được bồi đắp, đặc biệt ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Đất nhiễm mặn: Xảy ra ở các vùng ven biển do nước biển xâm nhập, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đất nhiễm phèn: Tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, làm giảm năng suất cây trồng.
- Ô nhiễm đất: Do lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và chất thải công nghiệp, ảnh hưởng đến chất lượng đất và môi trường.
Nguyên nhân thoái hóa đất:
- Canh tác không hợp lý: Việc khai thác đất quá mức, luân canh không đúng cách làm đất suy kiệt.
- Nạn phá rừng: Làm mất lớp phủ thực vật, dẫn đến xói mòn đất.
- Biến đổi khí hậu: Khiến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng nghiêm trọng hơn.
- Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp và đô thị hóa: Chất thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt làm suy giảm chất lượng đất.
- Quản lý và bảo vệ đất chưa hiệu quả: Việc quy hoạch, sử dụng đất chưa bền vững dẫn đến thoái hóa đất nghiêm trọng.
Thay vì dùng thủ đoạn của bác phó may là vụng chèo khéo chống, chú thợ phụ đã dùng mánh khoé nịnh hót và tâng bốc là chính. Khi vừa mặc xong bộ lễ phục cho Giuốc-đanh, gã thợ phụ muốn xin tiền uống rượu nên khúm núm tôn xưng lão là ông lớn. Giuốc-đanh giật mình vì lần đầu tiên trong đời được gọi là ông lớn. Lão chưa dám tin ở tai mình, không biết có phải là nghe nhầm hay không nên hỏi lại cho chắc chắn. Chú thợ phụ lại càng tỏ vẻ lễ phép hơn : Bẩm, ông lớn ạ. Điều đó khiến cho Giuốc-đanh sướng lắm và cứ tưởng rằng hễ mặc lễ phục vào là nghiễm nhiên trở thành quý tộc: Ấy đấy, ăn mặc theo lối quý phái thì thế đấy Ị Còn cứ bo bo giữ kiểu cũ quần trưởng giả thì đời nào được gọi là “ông lớn”. Giuốc-đanh phóng thưởng cho chú thợ phụ: Đấy, ta thưởng về tiếng “ông lớn” đây này. Thấy lão đã mắc mưu, tay thợ phụ tiếp tục tâng bốc lão lên tận mây xanh, hết gọi là ông lớn, cụ lớn, rồi đến đức ông. Chúng ta hãy lắng nghe lời đối thoại giữa chú thợ phụ và con người mắc bệnh ảo tưởng Giuốc-đanh