
Trần Anh Tiền
Giới thiệu về bản thân



































tên tài
âu 1. (2.0 điểm)
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
- Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn.
- Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những giải pháp hợp lí để hạn chế sự xuống cấp của các di tích lịch sử.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
- Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
+ Giới thiệu: Di tích lịch sử là tài sản quý báu của dân tộc, nhưng hiện nay nhiều di tích đang bị xuống cấp nghiêm trọng, buộc chúng ta tìm ra những giải pháp để bảo vệ và gìn giữ.
+ Giải pháp:
++ Nâng cao ý thức cộng đồng: Tuyên truyền, giáo dục toàn dân về tầm quan trọng của di tích lịch sử; tổ chức các hoạt động tham quan, tìm hiểu về di tích lịch sử để thế hệ trẻ thêm yêu quý và có ý thức bảo vệ di sản.
++ Bảo vệ di tích khỏi những tác động xấu: Xây dựng quy định chặt chẽ trong việc bảo tồn, nghiêm cấm hành vi phá hoại, vẽ bậy, xả rác; hạn chế khai thác di tích phục vụ mục đích thương mại quá mức, gây ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan.
++ Trùng tu và bảo dưỡng hợp lí: Thực hiện trùng tu di tích đúng kỹ thuật, giữ nguyên giá trị lịch sử, tránh làm mất đi nét cổ kính; đầu tư kinh phí từ nhà nước, kêu gọi tài trợ từ các tổ chức, cá nhân để bảo tồn di tích.
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2. (4.0 điểm)
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài
Xác định đúng yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản “Đường vào Yên Tử”.
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
- Xác định được các ý chính của bài viết.
- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục 3 phần của bài văn nghị luận:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
* Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận:
- Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau:
+ Về nội dung:
++ Bức tranh thiên nhiên Yên Tử: Hình ảnh thiên nhiên Yên Tử được miêu tả qua các chi tiết: “núi biếc”, “cây xanh lá”, “đàn bướm tung bay”, “mây đong đưa”,… Cảnh vật trập trùng, hòa quyện giữa núi, cây, mây trời, tạo nên một không gian huyền ảo, thơ mộng.
++ Sự thay đổi của con đường vào Yên Tử theo thời gian: “Vẹt đá mòn chân lễ hội mùa” gợi lên hình ảnh con đường quen thuộc với bao thế hệ hành hương về chốn linh thiêng Yên Tử. Sự thay đổi này cho thấy sự gắn bó sâu sắc, lâu dài giữa con người với Yên Tử.
++ Sự hòa quyện giữa cảnh sắc thiên nhiên ngoạn mục và chùa, tháp cổ kính của Yên Tử gợi lên không gian thực hành tôn giáo vừa như chốn thần tiên, vừa gần gũi, gắn bó với con người.
+ Nghệ thuật:
++ Thể thơ bảy chữ; lời thơ ngắn gọn, súc tích; ngôn ngữ thơ bình dị, giàu sức gợi hình.
++ Có sự kết hợp giữa các biện pháp tu từ như đảo ngữ, so sánh góp phần giúp cho hình ảnh thơ trở nên sinh động, chân thực hơn.
=> Nhận xét: Bài thơ “Đường vào Yên Tử” của Hoàng Quang Thuận thể hiện niềm tự hào và sự trân trọng đối với danh thắng Yên Tử - một vùng đất linh thiêng gắn liền với lịch sử Phật giáo Việt Nam.
(HS có thể khai thác thêm những yếu tố khác dựa trên hiểu biết của bản thân, sao cho có kiến giải hợp lí, thuyết phục.)
* Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận.
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.
đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 1. (0.5 điểm)
Văn bản thông tin giới thiệu về một di tích lịch sử.
Câu 2. (0.5 điểm)
Đối tượng thông tin: Đô thị cổ Hội An.
Câu 3. (1.0 điểm)
- cách trình bày thông tin được sử dụng trong câu văn: Trình bày thông tin theo trật tự thời gian, nêu rõ các giai đoạn hình thành, phát triển và suy giảm của thương cảng Hội An.
- Tác dụng: Cách trình bày này giúp người đọc dễ dàng nắm bắt thông tin và hiểu rõ được quá trình phát triển thăng trầm của thương cảng Hội An.
Câu 4. (1.0 điểm)
-xác định phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng: Ảnh phố cổ Hội An.
- Tác dụng:
+ Giúp bài viết thêm sinh động, trực quan.
+ Giúp người đọc dễ hình dung, tưởng tượng về Hội An.
Câu 5. (1.0 điểm)
- Mục đích: Cung cấp thông tin về lịch sử, văn hóa của đô thị cổ Hội An.
- Nội dung: Văn bản cung cấp nhiều thông tin hữu ích, giúp người đọc có thêm những tri thức tin cậy, hệ thống về đô thị cổ Hội An.