Bài học cùng chủ đề
- Lý thuyết Bài 12. Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản (phần 1)
- Lý thuyết Bài 12. Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản (phần 2)
- Luyện tập Bài 12. Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản (phần 2)
- Luyện tập Bài 12. Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thủy sản
- Video Bài 12. Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản (phần 1)
- Video Bài 12. Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản (phần 2)
Báo cáo học liệu
Mua học liệu
Mua học liệu:
-
Số dư ví của bạn: 0 coin - 0 Xu
-
Nếu mua học liệu này bạn sẽ bị trừ: 2 coin\Xu
Để nhận Coin\Xu, bạn có thể:

Lý thuyết Bài 12. Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản (phần 1) SVIP
I. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP
1. Thế mạnh và hạn chế đối với phát triển lâm nghiệp
a. Thế mạnh
- Diện tích rừng năm 2021 là 14,7 triệu ha, tỉ lệ che phủ rừng đạt khoảng 42%.
- Rừng phân bố chủ yếu ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
- Rừng có nhiều gỗ quý và lâm sản ngoài gỗ như dược liệu, cây cho nhựa và tinh dầu, cùng nhiều loài chim, thú quý.
Câu hỏi:
@202906418522@
Gỗ cẩm lai - loại gỗ quý hiếm và đắt giá hàng đầu
- Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển rừng.
- Khoa học – công nghệ như công nghệ sinh học và quản lý rừng bền vững được ứng dụng rộng rãi.
- Các chính sách bảo vệ rừng, như giao đất, giao rừng, thu hút đầu tư xanh, ngày càng hoàn thiện.
- Người dân có kinh nghiệm nghề rừng, nhu cầu sản phẩm lâm nghiệp ngoài gỗ và dịch vụ sinh thái rừng đang tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành lâm nghiệp.
Câu hỏi:
@202880353626@
b. Hạn chế
Tuy nhiên, chất lượng rừng còn thấp, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp,... gây khó khăn cho việc phát triển lâm nghiệp ở nước ta.
2. Tình hình phát triển và phân bố của lâm nghiệp
a. Khai thác và chế biến lâm sản
- Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tăng, và việc khai thác rừng tự nhiên được quản lý chặt chẽ theo hướng bền vững. Năm 2021, sản lượng gỗ khai thác của cả nước đạt 18,9 triệu m³.
- Các sản phẩm chế biến gỗ chủ yếu gồm gỗ tròn, gỗ xẻ, ván sàn, đồ gỗ, gỗ lạng, gỗ giấy và gỗ dán.
Ván sàn gỗ công nghiệp
- Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 59,1% sản lượng khai thác gỗ của cả nước, tiếp theo là Trung du và miền núi Bắc Bộ chiếm 26,4%.
- Ngoài gỗ, các lâm sản khác như măng, mộc nhĩ, dược liệu cũng được khai thác.
- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản đang ngày càng gắn kết chặt chẽ với các vùng nguyên liệu, thúc đẩy sự phát triển của ngành.
b. Trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng
- Hoạt động trồng rừng được đẩy mạnh, trung bình mỗi năm trồng mới hơn 250 nghìn ha rừng.
- Đến năm 2021, cả nước có gần 4.600 nghìn ha rừng trồng, chủ yếu là rừng làm nguyên liệu gỗ, rừng thông nhựa và rừng phòng hộ.
- Công tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng giúp bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng hiện có, đồng thời góp phần giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Câu hỏi:
@202906451884@
3. Vấn đề quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng
a. Bối cảnh
- Rừng là một tài nguyên quý giá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với kinh tế, môi trường cũng như sinh kế của hàng triệu người dân.
- Hiện nay, mặc dù tổng diện tích rừng ở nước ta đang tăng lên đáng kể, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái về chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
=> Do đó, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo vệ rừng như: Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Lâm nghiệp,... nhằm quản lí, bảo vệ và phát triển rừng một cách bền vững, hiệu quả.
b. Một số giải pháp
Các nhiệm vụ trọng tâm trong quản lí, bảo vệ rừng hiện nay là:
- Bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng tự nhiên hiện có.
- Hạn chế chuyển đổi rừng tự nhiên sang mục đích khác, hoàn thành giao đất, giao rừng và chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
- Tăng cường kết hợp bảo tồn và phát triển, với sự tham gia của các bên liên quan.
- Cải thiện năng lực quản trị rừng, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quản lý, giám sát tài nguyên rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Câu hỏi:
@202906456481@
Bạn có thể đăng câu hỏi về bài học này ở đây