Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phan Thị Anh Thư muốn ng ta theo dõi thì tra lời câu hỏi cho đc nhiều điểm Đi
* Mô liên kết:
Chức năng:- Mô liên kết là loại mô phổ biến nhất trong cơ thể. Mô liên kết có ở hầu hết khắp các bộ phận của cơ thể, xen giữa các mô khác, chúng gắn bó với nhau.
Cấu tạo:
+ Thành phần gian bào gồm phần lỏng gọi là dịch mô; phần đặc hơn, có tính đặc của một hệ keo gọi là chất căn bản
+ Các sợi liên kết vùi trong chất căn bản
+ Các tế bào liên kết nằm rải rác trong thành phần gian bào
- Mô liên kết được gọi là loại mô giàu thành phần gian bào (được coi như môi trường bên trong cơ thể). Gồm ba loại lớn:
+ Mô liên kết chính thức, có mật độ mềm và có mặt ở khắp nơi trong cơ thể
+ Mô sun, chất căn bản có chứa cartilagein (chất sụn), có mật độ rắn vừa phải
+ Mô xương, chất căn bản có chứa ossein và muối canxi vì vậy mật độ rắn
- Mô xương và mô sụn là bộ khung của cơ thể
Bài tham khảo
* Mô liên kết:
- Mô liên kết là loại mô phổ biến nhất trong cơ thể. Mô liên kết có ở hầu hết khắp các bộ phận của cơ thể, xen giữa các mô khác, chúng gắn bó với nhau. Mô liên kết có nguồn gốc từ lá thai giữa, tức là từ trung mô. Trong cơ thể có nhiều loại mô liên kết. Mỗi loại mô đều được hình thành bởi:
+ Thành phần gian bào gồm phần lỏng gọi là dịch mô; phần đặc hơn, có tính đặc của một hệ keo gọi là chất căn bản
+ Các sợi liên kết vùi trong chất căn bản
+ Các tế bào liên kết nằm rải rác trong thành phần gian bào
- Mô liên kết được gọi là loại mô giàu thành phần gian bào (được coi như môi trường bên trong cơ thể). Gồm ba loại lớn:
+ Mô liên kết chính thức, có mật độ mềm và có mặt ở khắp nơi trong cơ thể
+ Mô sun, chất căn bản có chứa cartilagein (chất sụn), có mật độ rắn vừa phải
+ Mô xương, chất căn bản có chứa ossein và muối canxi vì vậy mật độ rắn
- Mô xương và mô sụn là bộ khung của cơ thể.
Chúc bạn học tốt!
Nguyên nhân:- dẫn đến bệnh bướu cổ chủ yếu do tác nhân thiếu hụt I-ốt trong cơ thể gây ra
Triệu chứng:- chủ yếu là to tuyến giáp.
- Thể tán phát gặp nhiều ở nữ ở tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, lúc tắt kinh thường to hơn và qua những kỳ đó tuyến lại nhỏ hơn. Thường tuyến giáp to nhẹ tản mạn, chất mềm và trơn láng. Đến tuổi trung niên về sau, bướu có thể cứng và có nốt cục.
Hậu quả:- Đối với bướu ác tính tuyến giáp nếu không điều trị kịp thời các tế bào ung thư lan tràn ra ngoài có thể gây di căn nhiều cơ quan dẫn đến tử vong.
Chúc bạn sức khỏe!
1.
- Nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ chủ yếu do tác nhân thiếu hụt I-ốt trong cơ thể gây ra nhưng không phải cứ bổ sung đủ I-ốt là bệnh sẽ khỏi. Bướu cổ thực chất là căn bệnh rất khó chữa trị vì tác nhân của nó liên quan đến hệ thần kinh. Bình thường, cơ thể con người thu nhận một số I-ốt vô cơ vào dinh dưỡng cho tuyến giáp trạng. Có một lý do nào đó, tuyến giáp trạng không nhận được đầy đủ hàm lượng I-ốt nên đã tạo thành kích thích tố tuyến giáp trạng dẫn đến hiện tượng sự bài tiết sẽ tụt giảm. Vì nguyên nhân này, tuyến giáp trạng phải tăng thêm kích thước để sản xuất hoóc-môn, biến thành sưng to, gọi là bướu ở cổ.
- Rối loạn bẩm sinh, rối loạn này có tính chất gia đình.
- Do dùng thuốc và thức ăn: do dùng kéo dài một số loại thuốc như: muối Lithium (dùng trong chuyên khoa tâm thần), thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc có chứa I - ốt như: thuốc cản quang, thuốc trị hen, thấp, khớp, chống loạn nhịp v.v…Do ăn nhiều thức ăn ức chế tổng hợp hoóc-môn giáp như các loại rau họ cải, măng , sắn,…
Ngoài ra, những phụ nữ bị kích thích thần kinh trong thời kỳ phát triển hoặc có thai và cho con bú cũng dễ bị nguy cơ bướu cổ. Vì vậy phương pháp tốt nhất để phòng ngừa vẫn là bổ sung đầy đủ vi lượng i-ốt cho bữa ăn hàng ngày. Nếu đã có dấu hiệu sưng to nên đến bác sĩ chuyên khoa hoặc viện để xạ trị hay giải phẫu.
2. Triệu chứng bệnh bướu cổ:
Triệu chứng chủ yếu là to tuyến giáp.
Thể tán phát gặp nhiều ở nữ ở tuổi dậy thì, có thai, cho con bú, lúc tắt kinh thường to hơn và qua những kỳ đó tuyến lại nhỏ hơn. Thường tuyến giáp to nhẹ tản mạn, chất mềm và trơn láng. Đến tuổi trung niên về sau, bướu có thể cứng và có nốt cục.
Bướu cổ địa phương tính to nhỏ không chừng (rất nhỏ hoặc rất to). Theo độ to nhỏ có thể chia:
- Độ l: Nhìn kỹ có khi phải nhìn nghiêng mới phát hiện hoặc phải sờ nắn.
- Độ 2: Nhìn thẳng đã thấy to.
- Độ 3: Bướu quá to.
Đôi khi bướu ở vị trí đặc biệt hoặc bị chèn ép khó chẩn đoán.
- Bướu giáp chìm: Bướu ở cổ nhưng trong lồng ngực sau xương ức. Bướu làm khó chịu mỗi khi nuốt và thở. Bướu trong lồng ngực, X quang thấy như một u trung thất.
- Bướu dưới lưỡi: Gặp ở phụ nữ, ở đáy lưỡi làm cho khó nhai, khó nuốt và khó nói.
- Bướu cổ mới bắt đầu nhỏ mặt bóng nhẵn, về sau có thể to nhỏ không chừng, cứng thành cục hoặc nang, bề mặt có thể có tĩnh mạch nổi còng quèo. Trường hợp quá to sẽ có hiện tượng chèn ép như nếu chèn ép khí quản sinh ho, khó thở, vướng cổ, chèn ép thực quản thì nuốt khó, chèn hầu họng thì khàn giọng... Có khi xuất huyết trong nang gây đau và bướu to đột ngột.
1.Gây sự lệ thuộc về mặt thể chất hoặc về mặt tâm lý:
Hay nói ngắn gọn là bị nô lệ. Người nghiện nếu đã quen dùng khó lòng ngưng, không sử dụng chất gây nghiện. Ma túy nguy hiểm vì nó gây sự lệ thuộc cả hai, thể chất và tâm lý. Về mặt tâm lý, người nghiện luôn có sự ham muốn không kềm chế được là phải sử dụng ma túy. Còn về mặt thể chất, nếu quen dùng mà lại ngưng, không sử dụng tiếp, sẽ bị các rối loạn mà từ chuyên môn y dược gọi là bị "hội chứng cai thuốc" gây cơn vật vã dữ dội như bị tiêu chảy, ói mữa, đau nhức cơ xương, tim đập hỗn loạn... làm người nghiện đau đớn khổ sở không chịu được phải tiếp tục dùng ma túy, thậm chí gây tội ác, cướp của, giết người để có tiền mua ma túy.
2.Có khuynh hướng phải tăng liều:
Tức là, người sử dụng chất gây nghiện cần phải tăng liều sử dụng lên mới đạt được tác dụng mong muốn. Thí dụ, lúc đầu chỉ cần hút một hai điếu cần sa trong ngày là thấy đủ, nhưng dần dần phải hút cả một hai chục điếu cần sa trở lên mới thấy đủ hay nói theo người nghiện là mới thấy "phê". Không những thế, người nghiện không chỉ tăngliều mà còn thay đổi chất gây nghiện, thay đổi phương cách sử dụng để tăng cảm giác khoái cảm. Và đây chính là mối nguy hại luôn chờ đón người tập tành sử dụng chất gây nghiện.
- Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống.
- Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản là : Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền mà tất cả những hoạt động này được thực hiện ở tế bào.
Bài tham khảo
- Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống.
- Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản là : Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền mà tất cả những hoạt động này được thực hiện ở tế bào.Chúc bạn học tốt!
- Khớp động có cử động linh hoạt hơn khớp bán động vì cấu tạo của khớp động có diện khớp ở 2 đầu xương tròn và lớn, có sụn trơn bóng và giữa có bao chứa dịch khớp.
- Diện khớp của khớp bán động phẳng và hẹp.
-Nêu đặc điểm của khớp bất động: Có đường nối giữa 2 xương là hình răng cưa khít với nhau nên khớp bất động không cử động được.
Vì cấu tạo của khớp bán động có thêm 1 đĩa sụn hạn chế cử động của khớp.
Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới?
Ánh sáng phản chiếu từ vật đi vào mắt phải qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên 1 ảnh thu nhỏ, lộn ngược -> sẽ kích thích tế bào thụ cảm thị giác, xuất hiện luồng xung thần kinh qua dây thần kinh thị giác tới vùng thị giác ở thuỳ chẩm cho ta nhận biết hình ảnh của vật.
Giải thích tại sao trời tối ta không nhìn rõ màu sắc của vật?
Có ba loại tế bào hình nón, mỗi loại lại cảm nhận được chính xác từng màu sắc khác nhau trong ba màu : Đỏ ﴾red﴿, xanh lá cây ﴾Green﴿, xanh da trời ﴾Blue﴿. Mỗi một màu sắc khác nhau có thể được cấu thành bởi sự kết hợp theo “liều lượng” khác nhau của ba màu cơ bản này và mắt của chúng ta sẽ cảm nhận được màu sắc đó dựa trên việc từng loại tế bào nón trong võng mạc cảm nhận chúng như thế nào.
Các tế bào nón có thể cảm nhận được màu sắc chỉ bắt đầu từ cường độ ánh sáng của đêm trăng sáng cho tới ánh sáng thường ban ngày. Trong điều kiện ánh sáng yếu, tế bào nón không đủ nhạy cảm để cảm nhận được và lúc này chúng ta chỉ còn sử dụng các tế bào que. Bởi vì tế bào que thì không thể cảm nhận được màu sắc và chi tiết của vật thể nên trong điều kiện ánh sáng yếu, chúng ta chỉ có thể thấy được các màu đen/trắng cũng như vật thể hình khối không rõ ràng.
* Ánh sáng phản chiếu từ vật đi vào mắt phải qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên 1 ảnh thu nhỏ, lộn ngược -> sẽ kích thích tế bào thụ cảm thị giác, xuất hiện luồng xung thần kinh qua dây thần kinh thị giác tới vùng thị giác ở thuỳ chẩm cho ta nhận biết hình ảnh của vật.
*Có ba loại tế bào hình nón, mỗi loại lại cảm nhận được chính xác từng màu sắc khác nhau trong ba màu : Đỏ (red), xanh lá cây (Green), xanh da trời (Blue). Mỗi một màu sắc khác nhau có thể được cấu thành bởi sự kết hợp theo “liều lượng” khác nhau của ba màu cơ bản này và mắt của chúng ta sẽ cảm nhận được màu sắc đó dựa trên việc từng loại tế bào nón trong võng mạc cảm nhận chúng như thế nào.Các tế bào nón có thể cảm nhận được màu sắc chỉ bắt đầu từ cường độ ánh sáng của đêm trăng sáng cho tới ánh sáng thường ban ngày. Trong điều kiện ánh sáng yếu, tế bào nón không đủ nhạy cảm để cảm nhận được và lúc này chúng ta chỉ còn sử dụng các tế bào que. Bởi vì tế bào que thì không thể cảm nhận được màu sắc và chi tiết của vật thể nên trong điều kiện ánh sáng yếu, chúng ta chỉ có thể thấy được các màu đen/trắng cũng như vật thể hình khối không rõ ràng.