Câu 1: Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của anh chị về vấn đề: Tuổi trẻ với việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.
LƯU Ý GHI DỰA VÀO DÀN Ý PHÍA DƯỚI K CHÉP MẠNG
1.Mở bài:
Giới thiệu vấn đề di sản văn hóa dân tộc và vai trò quan trọng của tuổi trẻ trong việc giữ gìn và bảo vệ.
Nêu khái quát tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc trong bối cảnh hiện nay.
2. Thân bài:
a. Giải thích:
– Di sản văn hóa dân tộc là gì? – Bao gồm di sản vật thể (di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình kiến trúc…) và di sản phi vật thể (lễ hội, phong tục, tập quán, văn hóa truyền miệng…).
b. Biểu hiện/ Thực trạng:
– Những nỗ lực của một bộ phận tuổi trẻ trong việc bảo vệ di sản:
– Tham gia các phong trào tình nguyện bảo vệ di sản văn hóa, tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, tái hiện các lễ hội truyền thống.
– Đưa di sản vào nội dung sáng tạo trên các nền tảng truyền thông xã hội để quảng bá rộng rãi hơn.
– Thực trạng đáng lo ngại:
– Một số di sản đang bị xuống cấp hoặc bị mai một do thiếu sự quan tâm, ý thức kém trong cộng đồng. – Sự thiếu hiểu biết của một bộ phận giới trẻ dẫn đến hành động xâm phạm hoặc không tôn trọng các quy tắc bảo vệ di sản.
c. Ý nghĩa: Tầm quan trọng của di sản văn hóa:
– Di sản văn hóa lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc sắc, góp phần hình thành bản sắc dân tộc và tạo nên sự gắn kết giữa các thế hệ.
– Giữ gìn và phát huy di sản giúp tuổi trẻ hiểu và tự hào về cội nguồn, tạo niềm tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu đất nước.
– Góp phần phát triển kinh tế – xã hội
– Du lịch văn hóa, phát triển cộng đồng gắn liền với việc bảo tồn di sản.
– Tạo nền tảng giao lưu quốc tế
– Bảo tồn di sản giúp nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, là cầu nối giao lưu văn hóa giữa các quốc gia.
d. Giải pháp:
– Nâng cao nhận thức của tuổi trẻ qua giáo dục và truyền thông:
– Tích cực đưa nội dung về di sản vào chương trình giáo dục, tổ chức các buổi nói chuyện, tham quan, và tìm hiểu về di sản.
– Khuyến khích tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy di sản:
+ Các phong trào tình nguyện bảo vệ di tích lịch sử, lễ hội văn hóa.
+ Sử dụng công nghệ hiện đại (mạng xã hội, ứng dụng thông minh) để quảng bá di sản. – Chính sách hỗ trợ từ nhà nước và cộng đồng:
+ Đầu tư bảo tồn, khôi phục di sản và ban hành quy định bảo vệ di sản chặt chẽ hơn.
e. Ý kiến trái chiều và phản biện:
– Ý kiến trái chiều: Có ý kiến cho rằng việc bảo vệ di sản chỉ là trách nhiệm của cơ quan chức năng, còn tuổi trẻ nên tập trung phát triển kinh tế, học tập.
– Phản biện: – iệc giữ gìn di sản văn hóa không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà cần sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ – người sẽ tiếp nối và phát huy các giá trị văn hóa. Tham gia bảo vệ di sản không làm cản trở việc học tập, mà còn góp phần tạo động lực, khơi gợi ý chí phát triển toàn diện cho tuổi trẻ.
- Kết bài:
– Khẳng định lại vai trò quan trọng của tuổi trẻ trong việc bảo vệ di sản văn hóa.
– Kêu gọi sự ý thức và trách nhiệm từ thế hệ trẻ để giữ gìn những giá trị tốt đẹp của dân tộc cho tương lai.
bạn có dàn ý rồi thì có thể chuyển sang thành bài và chỉnh sửa lại cho phù hợp nhé không cần phải hỏi đâu( ý kiến riêng )
Di sản văn hóa dân tộc là kho tàng quý báu kết tinh từ quá trình dựng nước và giữ nước lâu dài của cha ông ta. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị của những di sản ấy là trách nhiệm không chỉ của các cơ quan chức năng mà còn là nghĩa vụ của toàn xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Tuổi trẻ với sức sống, trí tuệ và lòng nhiệt huyết chính là lực lượng tiên phong trong việc giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Di sản văn hóa dân tộc bao gồm hai nhóm chính: di sản vật thể như đền chùa, di tích lịch sử, công trình kiến trúc... và di sản phi vật thể như lễ hội truyền thống, ca dao, tục lệ, phong tục tập quán… Những di sản ấy không chỉ mang giá trị lịch sử, nghệ thuật mà còn là dấu ấn đậm nét của bản sắc dân tộc, là sợi dây kết nối giữa các thế hệ người Việt.
Trong thực tế, không ít bạn trẻ đã thể hiện tinh thần trách nhiệm với di sản thông qua việc tham gia các hoạt động tình nguyện bảo vệ di tích, tổ chức lễ hội truyền thống, hay sử dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc. Nhiều chương trình giao lưu, sáng tạo nội dung số xoay quanh chủ đề văn hóa đã góp phần đưa hình ảnh Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn không ít người trẻ thiếu kiến thức, thờ ơ hoặc vô tình làm tổn hại di sản do thiếu ý thức – điều này đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc giáo dục và nâng cao nhận thức về giá trị của di sản.
Việc bảo vệ di sản không chỉ góp phần gìn giữ cội nguồn văn hóa dân tộc mà còn giúp tuổi trẻ hiểu và tự hào hơn về truyền thống, từ đó khơi dậy tình yêu quê hương, tinh thần trách nhiệm và ý chí vươn lên. Di sản còn là nền tảng cho sự phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy kinh tế, đồng thời tạo cầu nối giao lưu văn hóa với bạn bè năm châu.
Để làm được điều đó, cần tăng cường giáo dục về di sản trong nhà trường, khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động thực tiễn như tham quan, tìm hiểu di tích, tham gia lễ hội truyền thống... Ngoài ra, cần phát huy vai trò của công nghệ, mạng xã hội trong việc quảng bá di sản, đồng thời có chính sách cụ thể từ nhà nước để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa.
Có ý kiến cho rằng việc giữ gìn di sản là trách nhiệm của cơ quan chức năng, còn người trẻ nên ưu tiên học tập và phát triển bản thân. Tuy nhiên, việc bảo vệ di sản không làm cản trở sự phát triển cá nhân mà ngược lại, còn bồi dưỡng thêm lý tưởng sống, lòng tự hào dân tộc và trách nhiệm công dân cho thế hệ trẻ.
Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, là người gìn giữ và tiếp nối những giá trị truyền thống. Mỗi bạn trẻ hãy là một sứ giả văn hóa, có ý thức bảo vệ và phát huy di sản dân tộc để những giá trị ngàn đời ấy không chỉ được lưu truyền mà còn tỏa sáng giữa lòng hiện đại. Giữ gìn di sản hôm nay chính là gìn giữ bản sắc, linh hồn của dân tộc cho mai sau.