Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trả lời
Trong thời gian gần đây xảy ra rất nhiều vụ bắt nạt trong học đường. Như lột đồ, đánh hội đồng rồi đăng clip lên mạng xã hội. Là một người học sinh em cảm thấy đây là hành động quá mức cho phép. Việt Nam nói riêng cũng như các nước nói chung cũng đang đau đầu về vấn nạn này. Bạo lực học đường là một hiện tượng học sinh dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Biểu hiện là đánh nhau giữa cá nhân học sinh và một nhóm học sinh khác. Nguyên nhân dễ thấy do tự bản bản thân các bạn học trò quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm đó là sự thiếu giáo dục của người thân, gia đình và nhà trường khiến các kẻ xấu có cơ hội tiếp cận các bạn hơn.Vì vậy mọi hành vi bạo lực học đường đều được gia đình nhà trường lên án mạnh mẽ. Việc ngăn chặn hành vi bạo lực học đường không chỉ có gia đình và nhà trường mà mỗi cá nhân đều phải ngăn chặn vấn nạn này.
$$HT$$
Em đã vượt qua bao nhiều người đánh em ,thân em đây vết thưng và đau đơn sao nhưng ngươi trên thế giới lại ác thế .Em đâu muốn như thế,mục đích em sinh ra trên đời để lớn lên trở thành người .

Câu thơ : " Ra thế
Lượm ơi !..."
Là một câu thơ rất đặc biệt , câu thơ được ngắt thành 2 dòng thơ thể hiện sự xúc động , sững sờ của tác giả khi nghe Lượm đã hi sinh .
Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên: Ra thế Lượm ơi!...
Kỉ niệm về cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc còn tươi nguyên trong lòng nhà thơ thì bỗng dưng có tin chẳng lành. Câu thơ bình thường bỗng nhiên bị ngắt làm đôi. Ám hiệu ngập ngừng và dấu chấm than thể hiện tâm trạng ngạc nhiên và xúc động đến bàng hoàng.

Mỗi người - Ai cũng có cái riêng của mình làm nên bản sắc cá nhân. Khi đó, chúng ta sẽ ý thức được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Từ đó mà phát huy được sở trường, hạn chế những sở đoản. Mỗi người trên thế giới đều có những điểm chung. Nhờ đó giúp cho con người với con người trở nên gần gũi, hoà đồng hơn. Nhưng không phải vì vậy mà chúng ta cần hạn chế cái riêng của mình. Bởi đó chính là yếu tố làm nên giá trị của mỗi người. Chính vì vậy mà hành trình để khẳng định cái riêng của mỗi người đều cần phải nỗ lực, kiên trì không ngừng nghỉ mỗi ngày.

Trong cuộc sống, xoay quanh vấn đề ngoại hình của một người có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau, người cho rằng quan trọng, người thì lại xem thường.
Cách ứng xử với ngoại hình của mỗi người đã được nhà thơ U-xa-chốp khéo léo nhắc đến trong bài thơ “Gấu con chân vòng kiềng”. Ban đầu chú gấu con chân vòng kiềng đã rất tự ti khi nghe những loài vật khác chế giễu, chê bai đôi chân vòng kiềng của mình. Tuy nhiên, người mẹ đã làm thay đổi suy nghĩ của gấu con khi tâm sự rất tự hào về đôi chân vòng kiềng được di truyền từ đời này qua đời khác. Đặc biệt hơn, mẹ gấu còn nhắc đến ông nội - con gấu có đôi chân vòng kiềng giỏi nhất vùng - như một sự khẳng định sự tài giỏi của gia đình. Ngoại hình, mà trong bài thơ là đôi chân vòng kiềng, không quyết định sự tài giỏi hay vẻ đẹp tâm hồn của bất kì loài động vật nào. Vậy nên đến cuối bài thơ, gấu con có thể kiêu hãnh mà hét lên rằng "Vòng kiềng là ta!". Qua bài thơ Gấu con chân vòng kiềng, chúng ta rút ra bài học ngoại hình của con người không phải yếu tố quyết định đến giá trị, thành công của mỗi người.
Ngoại hình là vẻ bề ngoài của mỗi con người. Mỗi người có một vẻ ngoài riêng biệt: có người may mắn có ngoại hình xinh đẹp, dễ nhìn; có người thiệt thòi khi có những khuyết điểm, khuyết tật,…
Ngoại hình của con người là yếu tố tạo ấn tượng ban đầu khi giao tiếp nhưng không quyết định giá trị của một người. Trước tiên ta có thể thấy sự đánh giá vẻ đẹp ngoại hình cũng không thống nhất, không tuyệt đối vì những quy chuẩn về cái đẹp luôn thay đổi theo thời đại, theo từng địa phương, theo từng quốc gia, từng khu vực và tùy thuộc vào cảm xúc thẩm mỹ của mỗi người. Hơn nữa vẻ đẹp bên ngoài theo thời gian sẽ phai nhạt dần, khi ấy thứ để đánh giá cái đẹp của con người chính là vẻ đẹp tâm hồn bên trong con người họ.
Từ xưa, ông cha ta đã gửi gắm lời nhắc nhở con cháu cần biết coi trọng vẻ đẹp tâm hồn hơn vẻ bề ngoài qua các câu tục ngữ như “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”; “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Trong cuộc sống, có biết bao tấm gương đã minh chứng cho một chân lí rằng vẻ đẹp giá trị của họ không nằm ở ngoại hình. Các biết bao người dù khiếm khuyết về ngoại hình nhưng vẫn thành công, đóng góp những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng như diễn giả Nick Vujicic, nhà thiên tài vật lí Stephen Hawking, diễn giả Nguyễn Sơn Lâm; thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí; hiệp sĩ công nghệ Nguyễn Công Hùng,…
Ngoại hình không quyết định thành công hay giá trị của mỗi người. Tuy vậy, chúng ta cũng không nên phủ nhận hoàn toàn vai trò của ngoại hình. Bởi ngoại hình cũng là một yếu tố góp phần tạo nên thành công của mỗi người. Trong xã hội ngày nay, một người có tâm hồn đẹp đến đâu mà không biết chăm chút cho nhan sắc bên ngoài của mình thì rất khó có thể thành công được. Ví dụ như chúng ta thấy rằng rất nhiều thông tin tuyển dụng đều có dòng chữ "Ưu tiên người có ngoại hình khá đến tốt", đặc biệt là những nghề nghiệp như tiếp viên hàng không, diễn viên, ca sĩ,... Bởi vì nếu có ngoại hình tốt thì bạn đã chiếm 70% cảm tình của người đối diện kể cả khi mới vừa gặp mặt và chưa tiếp xúc. Bởi vậy chúng ta cũng không nên coi thường vẻ đẹp bên ngoài, để mặc cho bản thân tuềnh toàng, khó nhìn trong mắt người khác.
Như vậy có thể thấy bài thơ Gấu con chân vòng kiềng (U-xa-chốp) là một lời khuyên sáng suốt, thiết thực trong cách đánh giá sự vật và con người trong mọi hoàn cảnh, đồng thời đó cũng là lời cảnh tỉnh đối với những ai chỉ chạy theo hình thức hào nhoáng bên ngoài mà quên đi phẩm chất tốt đẹp – yếu tố cơ bản tạo nên giá trị đích thực của một con người
Ngoại hình con người tuy không phải là yếu tố quyết định giá trị của mỗi người nhưng cũng không nên xem thường. Chúng ta không nên chê bai, giễu cợt ngoại hình có người khác, cần có thái độ tôn trọng sự khác biệt về ngoại hình của người khác. Chúng ta không thể "trông mặt mà bắt hình dong" với tất cả các đối tượng. Cần phải tìm hiểu, nói chuyện với một người thì mới có thể đánh giá họ tốt hay xấu chứ đừng nhận xét họ chỉ bởi vẻ bề ngoài. Mỗi chứng ta hãy chú ý rèn luyện vẻ đẹp tâm hồn và chau chuốt cả vẻ đẹp ngoại hình của bản thân để có vẻ đẹp toàn diện hơn trong mắt mọi người.
Có