K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Hai khu vực nào sau đây ở châu Á có mật độ dân số cao nhất? A. Bắc Á, Nam Á. C. Nam Á, Đông Á. B. Đông Nam Á, Tây Á. D. Đông Á, Tây Nam Á. B. Vùng đồng bằng, ven biển. D. Các ốc đảo và cao nguyên. Câu 2. Dân cư thường tập trung đông ở khu vực nào sau đây? A. Miền núi, mỏ khoáng sản. C. Các thung lũng, hẻm vực. Câu 3. Châu lục nào sau đây tập trung nhiều siêu đô thị nhất trên...
Đọc tiếp

Câu 1. Hai khu vực nào sau đây ở châu Á có mật độ dân số cao nhất? A. Bắc Á, Nam Á. C. Nam Á, Đông Á. B. Đông Nam Á, Tây Á. D. Đông Á, Tây Nam Á. B. Vùng đồng bằng, ven biển. D. Các ốc đảo và cao nguyên. Câu 2. Dân cư thường tập trung đông ở khu vực nào sau đây? A. Miền núi, mỏ khoáng sản. C. Các thung lũng, hẻm vực. Câu 3. Châu lục nào sau đây tập trung nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới? A. Châu Âu. B. Châu Á. Câu 4. Chức năng hoạt động kinh tế ở đô thị chủ yếu là A. công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. C. dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. C. Châu Mĩ. D. Châu Phi. B. dịch vụ, xây dựng, thủ công nghiệp. D. nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. B. phân tán. D. tập trung. Câu 5. Các nguồn tài nguyên trên Trái Đất phân bố A. đồng đều. C. không đồng đều. Câu 6. Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của con người là A. địa hình, sinh vật, nguồn vốn và khí hậu. B. khí hậu, địa hình, nguồn nước và đất đai. C. nguồn nước, dân số, khí hậu và địa hình. D. đất đai, nguồn vốn, dân số và chính sách. Câu 7. Ngành kinh tế nào sau đây chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của điều kiện tự nhiên? A. Công nghiệp. B. Thương mại. Câu 8. Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái là do A. chiến tranh, thiên tai. C. phát triển nông nghiệp. C. Nông nghiệp. D. Giao thông. B. khai thác quá mức. D. dân số đông và trẻ. Câu 9. Môi trường tự nhiên không có đặc điểm nào sau đây? A. Gồm tất cả những gì thuộc về tự nhiên ở xung quanh con người. B. Con người không tác động vào thì các thành phần sẽ bị hủy hoại. C. Có mối quan hệ trực tiếp đến sản xuất, phát triển của con người. D. Phát triển theo quy luật tự nhiên và chịu tác động của con người.

Câu 10. Mục tiêu của phát triển bền vững là đảm bảo cho con người có A. sức khỏe, tuổi thọ con người ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh. B. đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao, môi trường sống lành mạnh. C. môi trường sống an toàn bền vững, lành mạnh và tuổi thọ ngày càng cao. D. đời sống vật chất, tình thần ngày càng đầy đủ tiện nghỉ, an toàn bền lâu. Câu 11. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của A. sản xuất hiện tại mà không làm tổn hại đến sự phát triển kinh tế tương lai. B. thế hệ tương lai mà không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ hiện tại. C. sản xuất hiện tại mà không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên tương lai. D. thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai. Câu 12. Nguyên nhân cơ bản nhiệt độ Trái Đất hiện nay ngày càng tăng lên là do A. hiệu ứng nhà kính. B. sự suy giảm sinh vật. C. mưa acid, băng tan. D. ô nhiễm môi trường. Câu 13. Cơ sở của phát triển bền vững không phải là A. bảo tồn tính đa dạng sinh học và quản lí tốt phương thức sản xuất. B. bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, phục hồi môi trường đã suy thoái. C. sử dụng tối đa, khai thác nhiều tài nguyên không thể tái tạo được. D. giảm đến mức thấp nhất của sự cạn kiệt tài nguyên và môi trường. Câu 14. Nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở nước ta không phải là A. hạn chế phát triển công nghiệp để giảm phát khí thải. B. phát triển đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng. C. đảm bảo công bằng cho nhu cầu hiện tại và tương lai. D. con người là trung tâm của sự phát triển bền vững. Câu 15. Ngành công nghiệp nào sau đây đáp ứng được mục tiêu phát triển bền vững? A. Khai thác nguồn năng lượng Mặt Trời. B. Nhà máy nhiệt điện chạy bằng than. C. Nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí. D. Nhà máy nhiệt điện chạy bằng dầu. B. Tự luận: Câu 1 a, Trình bày được đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới. b) Cho biết sự gia tăng dân số thế giới quá nhanh sẽ dẫn tới những hậu quả gì về đời sống, sản xuất và môi trường. Câu 2. a, Em hãy nêu một số tác động của con người khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái? b, Em đã có những hành động nào để bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương mình?

1
13 giờ trước (14:59)

Bạn tách câu ra cho mng dễ nhìn nhé

11 tháng 4

Mối quan hệ giữa địa hình với các thành phần tự nhiên ở Bắc Giang là

Khí hậu

Địa hình đồi núi làm khí hậu phân hóa theo độ cao

Sông ngòi

Địa hình dốc tạo nhiều suối nhỏ, dòng chảy mạnh

Đất trồng

Đồi núi tạo đất feralit, thích hợp cây công nghiệp

Sinh vật

Địa hình đa dạng giúp hệ sinh thái phong phú

11 tháng 4

#thamkhảo

 

Mối quan hệ giữa địa hình với các thành phần tự nhiên khác ở tỉnh Bắc Giang có thể tóm gọn như sau:

Địa hình và khí hậu:
Bắc Giang có địa hình đồi núi xen kẽ đồng bằng. Khu vực đồi núi cao hơn đón gió mùa Đông Bắc nên có khí hậu mát mẻ hơn. Đồng bằng thấp hơn, nhiệt độ cao hơn và ít chịu ảnh hưởng của gió lạnh.

Địa hình và sông ngòi:
Địa hình dốc ở vùng đồi núi tạo điều kiện hình thành nhiều suối, khe nhỏ đổ về các sông lớn như sông Thương, sông Cầu. Các vùng trũng tích nước thuận lợi cho việc tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.

Địa hình và đất trồng:
Vùng đồi núi có đất feralit thích hợp trồng cây lâu năm như vải thiều, cam, bưởi. Vùng đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi trồng lúa và hoa màu.

Địa hình và sinh vật:
Rừng núi ở phía đông và bắc là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Địa hình đa dạng tạo nên hệ sinh thái phong phú từ rừng tự nhiên đến rừng trồng và đất nông nghiệp.

 

11 tháng 4

Ở Đắk Lắk

-Thực vật cung cấp thức ăn và nơi ở cho động vật

-Động vật giúp phát tán hạt, thụ phấn cho thực vật

-Sinh vật phụ thuộc vào khí hậu, đất, nước để sinh trưởng

-Khí hậu và địa hình cao nguyên tạo điều kiện hình thành hệ sinh thái đa dạng

10 tháng 4

Tác động tích cực:
Việt Nam là một nước có qui mô dân số lớn nên lực lượng lao động dồi dào, là động lực tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cơ cấu dân số trẻ nên lực lượng lao động trẻ chiếm ưu thế, điều này có lợi cho việc chuyển dịch lao động và tạo ra sự năng động, sáng tạo trong các hoạt động về kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập; khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… tương đối cao và bền vững. Bên cạnh việc xây dựng và phát triển kinh tế, qui mô dân số lớn còn là thế mạnh, là tiềm năng vững chắc trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị quốc gia.
Tác động tiêu cực:
Sức ép đối với việc làm (thiếu việc làm nghiêm trọng): Thông thường, lực lượng lao động xã hội chiếm khoảng 45-46% trong tổng số dân; tuy nhiên, do qui mô dân số lớn, tỷ lệ gia tăng dân số cao dẫn đến lực lượng lao động lớn và tăng nhanh. Mặt khác, lao động nước ta lại tập trung chủ yếu về nông nghiệp. Trong quá trình đô thị hóa, nhiều diện tích đất canh tác nông nghiệp bị thu hẹp, lực lượng lao động nông nghiệp dôi dư nên dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động gia tăng.
Sức ép đối với tài nguyên, môi trường: Dân số tăng nhanh, lực lượng lao động thiếu việc làm nghiêm trọng dẫn đến hậu quả nặng nề về tài nguyên môi trường: diện tích rừng bị thu hẹp mau chóng do nạn khai thác bừa bãi lâm sản như chặt phá rừng, săn bắt thú và động vật quí hiếm phục vụ mục đích thương mại, thay vào đó là các vùng diện tích đất trống đồi trọc đã làm cho môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, nạn lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra do rừng đầu nguồn bị chặt phá. Tình trạng khai thác biển cũng xảy ra tương tự, môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề do việc khai thác, vứt rác, chất thải bừa bãi do ý thức hạn chế của người dân…
Sức ép đối với y tế, giáo dục: Dân số tăng nhanh, trẻ em chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong khi đất nước còn nghèo đã tạo nên sức ép nặng nề đối với các lĩnh vực y tế, giáo dục: tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cao (9,8%). Một số vùng nông thôn chưa phổ cập xong chương trình tiểu học. Số trẻ em bỏ học hoặc không được đến trường còn nhiều.
Sức ép đối với an ninh quốc phòng và các vấn đề xã hội khác: Dân số gia tăng cùng với việc di dân do quá trình đô thị hóa đã để lại hệ quả tất yếu khó kiểm soát về các lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, sự xâm nhập của các trào lưu văn hóa ngoại do quá trình hội nhập đã khiến một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên và lực lượng lao động trẻ thiếu việc làm sa ngã. Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm… ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Đây là mối lo ngại lớn đối với mỗi gia đình và toàn xã hội.


10 tháng 4

Tác động tích cực

-Nhiều dịch vụ,doanh nghiệp phát triển,tạo thêm việc làm cho người dân

-Hệ thống trường lớp,giúp giáo dục phong phú hơn

10 tháng 4

nêu hiện trạng và (nguyên) của địa hình ninh bình

nguyên là gì vậy bạn

9 tháng 4

Tầng biển có đa dạng loài sinh vật nhất là tầng biển nông (hay còn gọi là tầng vùng bờ). Đây là khu vực gần bờ biển, nơi ánh sáng mặt trời có thể chiếu xuống đáy biển, tạo điều kiện cho thực vật và động vật sinh sống.

Vì sao tầng biển nông lại có đa dạng loài sinh vật?

  1. Ánh sáng mặt trời: Vùng bờ biển nhận được nhiều ánh sáng mặt trời, tạo điều kiện thuận lợi cho sự quang hợp của các loại tảo và thực vật biển, từ đó cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều loài sinh vật khác.
  2. Môi trường dinh dưỡng phong phú: Nơi đây có sự kết hợp giữa nước ngọt từ sông đổ ra và nước biển, tạo nên một môi trường dinh dưỡng phong phú, thu hút nhiều loài sinh vật.
  3. Nơi ẩn náu và sinh sản: Nhiều loài cá, động vật không xương sống và động vật có xương sống chọn khu vực này làm nơi sinh sản và phát triển, nhờ vào sự phong phú và sự bảo vệ của các rạn san hô hoặc thảm cỏ biển.

Các loài có trong tầng biển nông:

  • : Cá ngừ, cá mập nhỏ, cá vược, cá rô biển.
  • Động vật không xương sống: Cua, tôm, sò, ốc, hến.
  • Thực vật biển: Cỏ biển, tảo bẹ.
  • San hô: Các rạn san hô được tìm thấy trong các vùng biển nông, là nơi trú ngụ của hàng nghìn loài sinh vật biển.
  • Động vật có xương sống khác: Các loài rùa biển, các loài động vật có vú như cá heo, hải cẩu cũng sống trong vùng biển nông này.

Nhờ vào sự đa dạng môi trường và nguồn thức ăn phong phú, vùng biển nông trở thành nơi tập trung một lượng lớn sinh vật biển, tạo nên hệ sinh thái biển rất phong phú


9 tháng 4

Tầng biển có đa dạng loài sinh vật nhất là tầng biển nông (trong khu vực ánh sáng có thể chiếu tới). Lý do là ở đây có đủ ánh sáng và điều kiện dinh dưỡng để thực vật và động vật phát triển phong phú.

Các loài có trong tầng này bao gồm: cá, san hô, rong biển, mực, tôm, sao biển.

9 tháng 4

Yếu tố quan trọng nhất đóng vai trò hình thành trái đất là lực hấp dẫn.Vì lực hấp dẫn là yếu tố nền tảng, quyết định đến sự hình thành, phát triển và duy trì Trái Đất như một hành tinh trong hệ Mặt Trời. Không có lực hấp dẫn, các vật chất sẽ không thể tập hợp và hình thành Trái Đất.ía

tick hộ gíaaa

9 tháng 4

Nhân tố quan trọng hình thành Trái Đất là lực hấp dẫn. Lực hấp dẫn kéo các vật chất lại với nhau, tạo thành hành tinh từ các bụi và khí trong không gian. Em chọn nó vì lực hấp dẫn là yếu tố quyết định trong quá trình hình thành các thiên thể, bao gồm Trái Đất.

26 tháng 3

 Vòng tuần hoàn lớn: nước biển bốc hơi tạo thành mây, gió đưa mây vào trong đất liền, gặp lạnh ngưng tụ thành mưa rơi xuống đất, ở vùng vĩ độ cao ngưng tụ thành tuyết, mưa nhiều và tuyết tan thành nước chảy thành sông, nước ngấm xuống đất thành nước ngầm và đổ ra biển.

26 tháng 3

Vòng tuần hoàn lớn của nước gồm các bước:

Bốc hơi: Nước từ biển,sông,hồ bốc hơi lên không khí.

Ngưng tụ: Hơi nước gặp lạnh tạo thành mây.

Mưa: Mây rơi xuống đất dưới dạng mưa, tuyết.

Chảy ra biển: Nước chảy vào các con sông,suối,hồ và quay lại biển.

25 tháng 3
  1. Vị trí địa lý:
    • Tỉnh Lào Cai nằm ở khu vực Tây Bắc Việt Nam.
    • Kinh độ: 103°53' đến 104°59' Đông.
    • Vĩ độ: 21°52' đến 23°04' Bắc.
  2. Giới hạn lãnh thổ:
    • Phía Bắc:Giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
    • Phía Đông: Giáp với tỉnh Yên Bái và Phú Thọ
    • Phía Tây: Giáp với Tỉnh Lai Châu .
    • Phía Nam: Giáp với tỉnh Hà Giang .
  3. Đặc điểm địa lý:
    • Lào Cai có địa hình đa dạng, từ núi cao đến thung lũng.
    • Là cửa ngõ giao thương quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai .

Tỉnh Lào Cai có vị trí chiến lược giúp phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch.

25 tháng 3

Tham khảo

Đặc điểm vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ tỉnh Lào Cai:

Vị trí: Lào Cai nằm ở Tây Bắc Việt Nam, giáp với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.

Giới hạn: Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, và phía Tây giáp tỉnh Lai Châu.

Ý nghĩa vị trí địa lý đối với phát triển kinh tế - xã hội:

Liên kết thương mại: Lào Cai là cửa ngõ quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc, thúc đẩy giao thương và hợp tác kinh tế.

Du lịch: Vị trí gần biên giới và cảnh quan thiên nhiên đa dạng tạo điều kiện phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và văn hóa.

Kinh tế biên mậu: Lào Cai có tiềm năng phát triển các hoạt động thương mại biên mậu, giúp tăng trưởng kinh tế địa phương.