Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
3 loại
1. Là trạng ngữ chỉ thời gian.
2. Là trạng ngữ chỉ địa điểm.
3. Là trạng ngữ chỉ mục đích
# HỌC TỐT #
nguyên nhân
Kết quả
Phương tiện
Thời gian
Địa điểm
Mục đích
Tổng cộng là 6
Hôm nay, em được nghỉ học. Em đã giúp mẹ làm việc nhà. Sáng sớm, em giúp mẹ quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Đến chiều, em ra vườn tưới cây giúp bố.Tối ăn cơm xong, em giúp chị rửa bát. Sau đó, cả nhà cùng nhau xem phim, trò chuyện. Em cảm thấy rất hạnh phúc.
bài làm
Hồm nay em đi học về cùng bạn.
Đi một lúc, em nhìn thấy một bà cụ cần qua đường em đưa cụ qua xong chào cụ đi về.Đi chưa được bao xa, cố một người cần giúp bê thùng, mỗi thùng đựng 30 cái cốc thủy tinh, em chạy ra rồi cùng người ta bê lên xe. Bê xong, người ta cảm ơn rồi đi về. Được một đoạn dài thì có một bác cần trả hộ mười nghìn để trả tiền một hộp bánh chô-cô-bai nhưng hôm nay bác ấy không đem theo tiền mặt chỉ đem theo một cái thẻ nhưng quán chỉ trả tiền mặt. Bác ấy xin chủ quan ra chỗ rút tiền gần đó đẻ trả tiền mặt, nhưng chủ quán nghĩ là bỏ trốn nên không cho đi, đúng lúc em có mười nghìn nên em trả hộ,xong thì bác dẫn em đi rút tiền và trả em mười nghìn .
Về tới nhà, chào bố mẹ ăn cơm, rửa bát, quét nhà, lau nhà,đánh răng rồi em đi ngủ.
Đời nhà Lí có một vị quan nổi tiếng là người chính trực. Đó là Tô Hiến Thành. Năm 1175 vua Lí Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành lập thái tử Long Cán con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng một bà thái hậu khác lại muốn lập con mình là Long Xưởng lên ngôi vua, bèn tìm cách đút vàng bạc cho vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành không nghe nhất định lập Long Cán làm vua theo di chiếu. Phò tá vua Cao Tông (tức Long Cán) được 4 năm thì ông lâm bệnh. Người mà ngày đêm hầu tạ bên giường bệnh là quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường. Còn vị quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên rất ít đến thăm Tô Hiến Thành. Một hôm, bà thái hậu họ Đỗ và vua Cao Tông tới thăm, hỏi ông:
- Nếu chẳng may ông mất đi thì ai sẽ người thay ông?
Tô Hiến Thành không do dự đáp ngay:
- Đó là gián nghị đại phu Trần Trung Tá
Thái hậu ngạc nhiên nói:
- Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử
- Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá- Tô Hiến Thành nói
Qua câu chuyện trên, Tô Hiến Thành đã là một tấm gương sáng trong sử sách về lòng trung thực và trách nhiệm cao cả đối với dân với nước mà thế hệ chúng ta hôm nay cần noi theo.
đây nha nhớ ấn cho mình nha
Đề 2:
Tham khảo bải này bạn nhé:
Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
Bước vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.
Học tốt!
Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào? (0,5 điểm)
a. Thích chơi hơn thích học.
b. Có hoàn cảnh bất hạnh.
c. Yêu mến cô giáo.
d. Thương chị.
Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt? (0,5 điểm)
a. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi .
b. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.
c. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
d. Nết học yếu nên không thích đến trường.
Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn? (0,5 điểm)
a. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về .
b. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.
c. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.
d. Vì cô đọc được hoàn cảnh của nết trên báo.
Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết? (0,5 điểm)
a. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.
b. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.
c. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai
d. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.
Thuở xưa, ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần mình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống. Âu Cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.
Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng còn bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.
Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con. Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:
- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?!
Lạc Long Quân ân cần giải thích:
- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạch Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.
Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào)
Những câu chuyện về việc các vị thần xuất hiện để thử thách con người không hề xa lạ trong kho tàng truyện cổ nước ta và thế giới. Trong đó, em đặc biệt yêu thích câu chuyện “Ba lưỡi rìu” - một câu chuyện kể về thử thách lòng trung thực của anh tiều phu nghèo.
Anh tiều phu nghèo trong “Ba lưỡi rìu” thực sự rất nghèo. Thứ đáng giá duy nhất trong gia đình anh là một cái lưỡi rìu bằng sắt mà cha anh để lại. Bằng chiếc rìu đó, anh tiều phu lên núi đốn củi để kiếm sống qua ngày. Nếu chăm chỉ thì anh cũng chỉ đủ ăn, không dư ra được gì. Một hôm nọ, khi anh đang ra sức chặt một thân cây rất to ở cạnh bờ sông, thì lưỡi rìu bỗng tuột ra và rơi xuống nước. Khi anh kịp định thần lại và chạy lại xem, thì lưỡi rìu đã biến mất trong dòng nước chảy xiết dữ dội của con sông đó. Bản thân anh tiều phu không hề biết bơi nên chẳng thể nhảy xuống sông tìm rìu được. Mà nếu không có rìu thì anh chẳng thể kiếm sống được nữa. Bởi vậy mà anh ấy lo lắng vô cùng, bần thần ngồi bên bờ sông.
Bỗng ào một tiếng lớn, từ giữa sông xuất hiện một ông lão râu tóc bạc phơ nhưng cơ thể hồng hào, rắn rỏi. Ông bơi vào bờ, hỏi chuyện anh tiều phu xem tại sao anh lại buồn bã đến thế. Sau khi nghe anh kể chuyện mất lưỡi rìu, ông bèn vỗ vào lưng anh bảo cứ yên tâm, để ông tìm giúp cho. Và thế là, trong ánh mắt mong chờ của anh tiều phu, ông nhanh chóng lặn xuống nước. Một lát sau, ông lão xuất hiện trở lại, trên tay cầm chiếc rìu làm từ vàng sáng chói, khiến anh tiều phu bất giác phải nheo mắt lại. Tuy nhiên, khi ông lão định đưa cho anh, thì anh lại lắc đầu bảo rằng đó không phải là lưỡi rìu của mình. Thế là ông lão lại một lần nữa lặn xuống nước. Khi ông xuất hiện lại, trên tay cầm một lưỡi rìu bằng bạc sắc bén. Nó không chỉ có giá trị mà còn có thể đốn được nhiều gỗ hơn chiếc rìu sắt cũ của anh tiều phu. Nhưng một lần nữa, anh lại thừa nhận chiếc rìu đó không phải của mình. Lần này, ông lão có vẻ hơi trầm ngâm, sau đó ông tiếp tục lặn xuống nước giúp anh tìm rìu. Và rồi khi ông xuất hiện lần thứ ba, chiếc rìu sắt cũ quen thuộc của anh thanh niên đã hiện ra trên bàn tay ông. Anh tiều phu mừng lắm, liên tục gật đầu bảo rằng đó chính là lưỡi rìu của mình và cảm ơn ông lão.
Lúc này, ông lão liền bật cười hiền từ và phẩy tay một cái, gọi ra làn sương mỏng manh. Sương tan, ông đứng giữa dòng sông, lơ lửng trên mặt nước, trên người khoác bộ quần áo màu trắng theo chỉ vàng uy nghiêm. Ông bảo rằng mình là thần sông, và hôm nay xuất hiện chính là muốn kiểm tra lòng trung thực của người tiều phu. Thấy anh không hề bị vàng bạc cám dỗ, ông rất vui sướng và để khen ngợi anh, ông sẽ tặng cho anh hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc lúc nãy. Nói rồi, ông biến mất trong làn khói, để lại anh tiều phu vẫn còn ngơ ngác trên bờ cỏ.
Kết thúc của câu chuyện là kết thúc mở, không nói rõ anh tiều phu sẽ làm gì với phần thưởng của mình. Nhưng chắc chắn một điều rằng, anh ấy hoàn toàn xứng đáng với phần thưởng đó. Bởi anh không hề bị vàng bạc của cải làm lu mờ lý trí, vẫn quyết giữ vững sự trung thực cho bản thân bất chấp hoàn cảnh.