K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2016

A- NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CẦN NẮM VỮNG

1. Nắm vững các kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh; Có đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác để làm rõ ý chung của đoạn văn thuyết minh; biết cách sắp xếp các tri thức theo một trình tự rõ ràng, mạch lạc; vận dụng đúng đắn, sáng tạo những phương pháp thuyết minh và diễn đạt để đoạn văn trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn. Đoạn văn thuyết minh có những điểm giống và những điểm không giống với đoạn văn tự sự. Đoạn văn tự sự thiên về kể các sự việc. đoạn văn thuyết minh thiên về giới thiệu sự vật, hiện tượng.

Đoạn văn thuyết minh có thể bao gồm ba phần chính: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn có nhiệm vụ giới thiệu chung. các ý trong thân đoạn có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, nhận thức, phản bác- chứng minh,... Trước khi viết một đoạn văn thuyết minh cần lập dàn ý cho cả bài văn thuyết minh bởi vì đoạn văn không tồn tại một cách độc lập mà đứng ở vị trí nhất định trong bố cục chung toàn bài.

2. Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn thuyết minh để vận dụng viết được những đoạn văn có đề tài gần gũi với cuộc sống hoặc công việc học tập, từ đó có kĩ năng làm các bài văn thuyết minh hoàn chỉnh.

B-  TRẢ LỜI CÂU HỎI,

I- Luyện tập thực hành tại lớp: Tình huống: Viết một bài văn thuyết minh để cung cấp cho người đọc những hiểu biết chuẩn xác về một nhà khoa học hoặc một tác phẩm văn học, một công trình nghiên cứu, một điển hình người tốt, việc tốt.

Bài tập 1. Anh (chị) hãy phác qua dàn ý đại cương cho bài viết. 

 Bài tập này chỉ yêu cầu lập một dàn ý đại cương làm cơ sở cho việc viết các đoạn văn cụ thể ở bài tập 2. Trước hết cần chọn một vấn đề thuyết minh trong số các vấn đề nêu ra ở tình huống trên, sau đó suy nghĩ về vấn đề để định ra những nội dung cần thiết cho dàn ý đại cương của bài thuyết minh. Ví dụ chọn thuyết minh về một tác phẩm văn học cần lập dàn ý đại cương như sau:

+ Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả, đặc điểm khái quát nhất của tác phẩm).

+ Thân bài: Giới thiệu chi tiết về tác phẩm.

             - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.

             - Giới thiệu các giá trị nội dung tư tưởng của tác phẩm (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).

             - Giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật (tuỳ theo từng tác phẩm cụ thể mà có thể có số lượng ý tương ứng với số lượng đoạn văn nhiều ít khác nhau).

+ Kết bài: Nhận định tổng hợp về tác phẩm (khái quát giá trị, vị trí, ảnh hưởng của tác phẩm).

Bài tập 2. Hãy diễn đạt một ý trong dàn bài vừa lập thành một đoạn văn.

Trước khi viết cần xác định:

- Đoạn văn chọn viết là đoạn văn nào? Đoạn văn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn? (Chẳng hạn theo dàn ý trên có thể chọn đoạn mở bài, kết bài hay một đoạn thuộc ý giới thiệu giá trị nội dung, giới thiệu nghệ thuật).

- Cần viết câu chuyển ý, chuyển đoạn như thế nào để đoạn văn có sự liên kết với đoạn trước đó và liên kết với toàn bài. - Các ý trong đoạn cần sắp xếp như thế nào để đảm bảo tính chặt chẽ và mạch lạc của đoạn văn.

- Cần sử dụng những phương pháp thuyết minh gì và diễn đạt thế nào để đoạn văn không chỉ chuẩn xác mà còn sinh động, hấp dẫn.

Khi đã xác định được những nội dung trên, để có thể chỉnh sửa, cần viết ra giấy nháp trước, kiểm tra xem chủ đề của đoạn văn có được thể hiện rõ ràng và nhất quán không? Phương pháp thuyết minh sử dụng có hợp lí không? Diễn đạt đã trong sáng, mạch lạc chưa?,...

Người viết có thể tham khảo đoạn văn thuyết minh về niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình trong nội dung tác phẩm Thư lại dụ Vương Thông của Nguyễn Trãi:

“Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả và quân dân nước Việt. Điều này được thể hiện rõ trên mọi phương diện từ việc đánh giá tình hình ta mạnh, địch yếu đến việc chỉ ra sáu nguyên nhân dẫn đến bại vong tất yếu của địch; từ việc khuyên giặc ra hàng đến việc sẵn sàng thách thức "một trận thư hùng”. Tinh thần yêu chuộng hoà bình còn thể hiện rõ ở cuối lời dụ (trước khi đưa ra lời thách thức): "Nếu muốn rút quân về nước, ta sẽ sửa sang cầu cống, mua sắm thuyền bè,...”. điều này không chỉ thể hiện trên lời nói mà còn bằng việc làm cụ thể sau chiến thắng (Nguyễn Trãi đã đề cập đến trong Đại cáo bình Ngô)”. (Trích bài làm của học sinh).

II- Luyện tập (ở nhà).

 1. Viết đoạn văn nối tiếp theo đoạn mà anh (chị) vừa hoàn thành trên lớp.

Cách tiến hành tương tự như bài tập trên lớp. Có thể tham khảo các đoạn văn giới thiệu:

- Về các nhà khoa học, các công trình nghiên cứu khoa học trên các tạp chí: Thế giới mới, Tri thức trẻ, Tạp chí khoa học... hoặc các bài giới thiệu về các nhà khoa học trong các Từ điển chuyên ngành.

- Về gương điển hình người tốt, việc tốt trên các tờ báo: Thanh niên, Tiền phong, Phụ nữ, Hoa học trò, Bạn đường, An ninh,...

- Về một tác phẩm văn học trong Từ điển văn học hoặc các báo, tạp chí chuyên ngành,...

2. Từ những kết quả và tiến bộ đã đạt được, hãy viết một bài văn thuyết minh để giới thiệu một con người, một miền quê, một danh lam thắng cảnh hoặc một phong trào hoạt động mà anh (chị) đã có dịp tìm hiểu kĩ.

 Trên cơ sở những kết quả đã đạt được về văn thuyết minh, tự chọn một đối tượng (một con người, một miện quê, một danh lam thắng cảnh, hay một phong trào hoạt động). Đề bài yêu cầu mở để người viết chọn một đối tượng mà mình thích và am hiểu. Bài viết cần đạt được các yêu cầu sau:

- Giới thiệu được những nội dung cơ bản về đối tượng. Nếu là một con người thì phải giới thiệu được tiểu sử, những nét cơ bản về đặc điểm tính cách, phẩm chất, tài năng, vị thế xã hội, sức ảnh hưởng tới những người xung quanh hoặc tới lịch sử, xã hội, văn hoá,... Nếu là một miền quê, một danh lam thắng cảnh thì phải giới thiệu được lịch sử, những đặc điểm cơ bản của miền quê hoặc danh lam thắng cảnh đó đặc biệt sức hấp dẫn của nơi ấy là ở đâu,... Nếu là một phong trào hoạt động thì tốt nhất là những phong trào mà bản thân đã từng tham gia như phong trào Mùa hè xanh, phong trào hoạt động từ thiện, phong trào phòng chống các tệ nạn xã hội, phong trào văn hoá văn nghệ, thể thao,... Cần giới thiệu phong trào do ai hoặc đoàn thể nào tổ chức; thời gian, đối tượng tham gia và địa bàn hoạt động; quá trình hoạt động và những kết quả đạt được,...

- Chọn và kết hợp được những phương pháp thuyết minh phù hợp với từng nội dung. Diễn đạt linh hoạt để bài viết không chỉ chuẩn xác mà còn sinh động, hấp dẫn.

18 tháng 2 2016

I. Những kiến thức cần nắm vững

Văn bản thuyết minh nhằm cung cấp những tri thức về sự vật khách quan. Vì vậy bài viết (bài nói) cần chuẩn xác. Chuẩn xác là yêu cầu đầu tiên và cũng là yêu cầu quan trọng nhất đối với văn bản thuyết minh. Muốn chuẩn xác cần chú ý tìm hiểu thấu đáo trước khi viết; thu thập tài liệu tham khảo, chú ý đến thời điểm xuất bản của các tài liệu để có thể cập nhật những tìm tòi phát kiến mới cũng như thấy được những thay đổi thường có.

Thuyết minh bao giờ cũng có người đọc (người nghe). Bài viết vì thế cần tạo được hấp dẫn. Muốn làm cho văn bản hấp dẫn cần đưa ra những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác; so sánh để làm nổi bật sự khác biệt, khắc sâu vào trí nhớ người đọc (người nghe); làm cho câu văn thuyết minh biến hoá linh hoạt; khi cần nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt

II. Trả lời câu hỏi 

I- Bài luyện tập về tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh:

Trả lời các câu hỏi để kiểm tra tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh (Nội dung câu hỏi, xem SGK).

a. Muốn biết lời thuyết minh về chương trình học có chuẩn xác hay không chỉ cần đối chiếu với mục lục sách Ngữ văn 10. Sau khi đối chiếu sẽ thấy lời thuyết minh không chuẩn xác vì:

- Chương trình Ngữ văn 10 không phải chỉ có văn học dân gian.

- Chương trình Ngữ văn 10 về văn học dân gian không phải chỉ có ca dao, tục ngữ.

- Chương trình Ngữ văn 10 không có câu đố.

b. Câu nêu ra trong SGK chưa chuẩn xác vì không phù hợp với ý nghĩa thực của những từ "thiên cổ hùng văn". "Thiên cổ hùng văn" là áng hùng văn của nghìn đời chứ không phải áng hùng văn viết trước đây một nghìn năm.

c. Văn bản dẫn trong bài tập không thể dùng để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nội dung không nói đến Nguyễn Bỉnh Khiêm với tư cách nhà thơ.

II- Bài luyện tập về tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh:

1. Đọc đoạn văn (SGK) và phân tích luận điểm: "Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm” trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn.

"Nếu bị tước đi môi trường kích thích, bộ não của đứa trẻ sẽ phải chịu đựng kìm hãm" là một luận điểm khái quát. Tác giả đã đưa ra hàng loạt những chi tiết cụ thể về bộ não của đứa trẻ ít được chơi đùa, ít được tiếp xúc và bộ não của con chuột bị nhốt trong hộp rỗng,... để làm sáng tỏ luận điểm. Luận điểm khái quát đã trở nên cụ thể, dễ hiểu. Vì vậy việc thuyết minh trở nên hấp dẫn, sinh động.

2. Đọc đoạn trích (SGK) và phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại truyền thuyết về hòn đảo An Mạ.

Việc biết sự tích vua Lê trả kiếm cho Rùa thần tạo nên sự thích thú cho mọi người khi đứng trước Hồ Gươm. Chúng ta không chỉ thấy phong cảnh một Hồ Gươm trước mặt mà còn thấy một Hồ Gươm trong quá khứ, từ đó hiểu sâu về lịch sử, văn hoá, về đời sống tâm linh của dân tộc. Chính vì thế mà khi tham quan một thắng cảnh, một di tích nào ta cũng muốn biết những sự tích liên quan đến thắng cảnh, di tích ấy. Bài thuyết minh về Hồ Ba Bể đã trở nên hấp dẫn hơn khi tác giả nói đến những sự tích, những truyền thuyết giúp ta như trở về một thuở xa xưa thần tiên, kì ảo. Ngắm phong cảnh với những cảm xúc như thế, tâm hộn ta sẽ giàu có hơn, sâu sắc hơn.

III- Bài luyện tập chung:

Đọc đoạn trích tác phẩm “Miếng ngon Hà Nội” của nhà văn Vũ Bằng (SGK) và phân tích tính hấp dẫn của nó.

 Đoạn văn thuyết minh của nhà văn Vũ Bằng hấp dẫn, sinh động vì:

- Tác giả sử dụng linh hoạt các kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu khẳng định.

- Tác giả sử dụng những từ ngữ giàu hình tượng, giàu liên tưởng như: "Bó hành hoa xanh như lá mạ", "... một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh tàu vẽ những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu",...

- Tác giả bộc lộ rất nhiều cảm xúc: "Trông mà thèm quá", "Có ai lại đừng vào ăn cho được”,... 

28 tháng 3 2017

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM

Văn học Việt Nam được hợp thành từ hai bộ phận văn học chính: Văn học dân gian và văn học viết.

1. Văn học dân gian

1.1. Đặc điểm:

- Văn học dân gian ra đòi từ rất sớm, khi chưa có chữ viết.

- Các sáng tác dân gian mang tính tập thể, truyền miệng: là tiếng nói tình cảm, kết tinh trí tuệ chung của nhân dân được truyền từ đời này sang đòi khác.

- Các đặc trưng cơ bản: Tính tập thể, tính truyền miệng, tính thực hành...

1. 2. Các thể loại chính: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, truyện thơ... và các loại hình diễn xướng như chèo, tuồng, dân ca (sân khấu dân gian).

1.3. Vị trí, ý nghĩa:

- Văn học dân gian là cuốn “Bách khoa toàn thư” của cuộc sống lao động và tình cảm của nhân dân, có giá trị về nhiều mặt.

- Văn học dân gian là một bộ phận quan trọng của nền văn học dân tộc, là cơ sở, nền tảng cho văn học viết hình thành và phát triển.

2. Văn học viết

2.1. Đặc điểm

- Là những sáng tác của giới trí thức, ra đời khi đã có chữ viết, được lưu giữ bằng văn tự (chữ viết).

- Là những sáng tác của cá nhân nên mang dấu ấn phong cách của từng tác giả.

- Tuy ra đời muộn (khoảng thế kỉ X), song văn học viết trở thành bộ phận văn học chủ đạo trong nền văn học nước nhà.

- Văn học viết Việt Nam được chia thành hai thời kỳ lớn: Văn học trung đại (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX), văn học hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay).

2.2. Chữ viết: trong suốt thời kì hình thành và phát triển, văn học viết được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

- Văn học viết bằng chữ Hán: Là những tác phẩm được viết theo văn tự của người Hán song được đọc theo cách riêng của người Việt, gọi là cách đọc Hán Việt. Đây là bộ phận văn học, gồm các sáng tác trung đại, cận đại và cả một sô tác phẩm thời hiện đại (Ví dụ: Nhật kí trong tù và thơ chữ Hán viết trong thòi kì thơ kháng chiến của Hồ Chí Minh).

Văn học viết bằng chữ Nôm: Chữ Nôm là chữ viết cổ của ngưòi Việt. Số lượng sáng tác không nhiều song nhiều tác phẩm có giá trị văn học rất lớn như Truyện Kiều của Nguyễn Du, văn thơ Nguyễn Trãi.... là những đỉnh cao của văn học dân tộc và có vị trí trong văn học thế giới.

- Văn học viết bằng chữ Quốc ngữ: Chữ Quốc ngữ là thứ chữ sử dụng chữ cái La tinh để ghi âm tiếng Việt. Văn học viết bằng chữ Quốc ngữ ra đời muộn nhất trong ba bộ phận của văn học viết nhưng lại có vị trí độc tôn trong văn học hiện đại.

- Ngoài ra còn có một bộ phận văn học đặc biệt, viết bằng tiếng Pháp, là những sáng tác của Nguyễn Ái Quôc, xuất bản trên đất Pháp những năm đầu thế kỉ XX.

2. 3. Hệ thống thể loại:

- Văn học trung đại có ba nhóm thể loại chủ yếu:

+ Văn xuôi gồm: truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi...

+ Thơ: thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc,...

+ Văn biền ngẫu: là hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi, được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế.

- Văn học hiện đại: các loại hình và loại thể văn học chủ yếu

+ Tự sự: Tiểu thuyết, truyện ngắn (bút kí, tuỳ bút. phóng sự).

+ Trữ tình: thơ trữ tình, trưòng ca...

+ Kịch: kịch nói, kịch thơ.

II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIẾT VIỆT NAM

Văn học viết Việt Nam gắn chặt với lịch sử, chính trị. văn hoá, xã hội của đất nước phát triển qua ba thòi kì lớn:

- Văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX - gọi là văn học trung đại.

- Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.

- Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay.

Thời kỳ văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay cùng nằm trong một xu hướng phát triển chung của quá trình hiện đại hoá ván học được gọi chung là văn học hiện đại.

1. Văn học trung đại (VHTĐ)

- Văn học viết bằng chữ Hán đã xuất hiện từ thời Bắc thuộc, song phải đến thế kỉ thứ X, khi dân tộc ta giành được chủ quyền từ các thế lực đô hộ phương Bắc thì văn học mới chính thức trở thành một dòng văn học. Nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hoá, văn học Trung Quốc, mang tư tưởng Nho, Phật, Lão, có các hình thức thể loại gần giông vói văn học Trung Quốc, trong đó đặc biệt phát triển là thơ Đường Luật.

Một số tác phẩm tiêu biểu: Bình Ngô Đại cáo (Nguyễn Trãi), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái), Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác).

- Văn học viết bằng chữ Nôm: ra đời khoảng thế kỉ XIII, bắt đầu phát triển từ thế kỉ XV, với các tác phẩm tiêu biểu (Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi - TK XV), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn - TK XVI), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm - TK XVII), Truyện Kiều (Nguyễn Du - TK XVIII - XIX), Chinh phụ ngâm (bản dịch của Đoàn Thị Điểm - TK XIX), Xuân Hương thi tập (Hồ Xuân Hương), thơ Bà Huyện Thanh Quan, các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu...

Đây là những sáng tác có quan hệ gần gũi vối văn học dân gian, có tính dân tộc và giữ vai trò quan trọng trong việc dân chủ hoá nền văn học trung đại. Đỉnh cao của văn học viết bằng chữ Nôm là Truyện Kiều của Nguyễn Du.

2. Văn học hiện đại (VHHĐ)

Chủ yếu được viết bằng chữ Quốc Ngữ, có một số điểm khác biệt lớn so với văn học trung đại:

- Về tác giả: xuất hiện đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ làm nghề nghiệp.

- Về đời sông văn học: nhờ có báo chí và kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đến đời sống nhanh hơn, mối quan hệ với độc giả vi thê mật thiết hơn, đời sông văn học sôi nôi, năng động hơn

- Về thể loại: Một vài thể loại của văn học trung đại vẫn tiếp tục tồn tại song không giữ vai trò chủ đạo, các thể loại thơ mới, tiểu thuyết, kịchỀỀ. dần thay thế và trở thành hệ thống.

- Về thi pháp: lối viết sùng cổ, ước lệ, phi ngã của văn học trung đại không còn, lối viết hiện thực, đề cao cá tính nhân đạo, đề cao "cái tôi" cá nhân dần được khẳng định.

  • VHHĐ được chia thành 2 giai đoạn chính:

2.1. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945

- Là giai đoạn chuyển biến từ thời trung đại sang hiện đại, được tiếp thu văn học Pháp và Phương Tây. Đặc biệt trong giai đoạn nóng bỏng của lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Là giai đoạn được đánh giá một ngày bằng ba mươi năm, văn học có nhiều cách tân đổi mói với ba dòng văn học: văn học hiện thực, ghi lại không khí ngột ngạt của xã hội thực dân nửa phong kiến, dự báo cuộc cách mạng xã hội sắp diễn ra; văn học lãng mạn khám phá, đề cao “cái tôi” cá nhân, đấu tranh cho hạnh phúc và quyền sống cá nhân, văn học cách mạng phản ánh và tuyên truyền cách mạng, góp phần đắc lực vào công cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc.

2.2. Giai đoạn 1945 đến nay

Đây là giai đoạn văn học có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, coi trọng tính dân tộc, tính đại chúng; phục vụ đắc lực cho sự nghiệp chống Pháp và chông Mĩ; phản ánh một cách sâu sắc công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phản ánh được tâm tư, tình cảm của con ngưòi Việt Nam trưốc những vấn đề mới mẻ của thời đại.

III. CON NGƯỜI VIỆT NAM QUA VĂN HỌC

Văn học Việt Nam thể hiện tư tưởng, tình cảm, quan niệm về chính trị, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ của con người Việt Nam qua nhiều thời kì trong nhiều mối quan hệ đa dạng. Trong đó, tập trung chủ yếu trong bốn mối quan hệ:

1. Quan hệ với thế giới tự nhiên: con người Việt Nam yêu thiên nhiên, tôn trọng và mở rộng tâm hồn trước thiên nhiên.

2. Quan hệ với quốc gia, dân tộc: con người Việt Nam luôn có lòng yêu nước, sắn sàng, hi sinh vì độc lập của đất nước.

3. Quan hệ với xã hội: con người Việt Nam luôn giàu lòng nhân ái, vị tha.

4. Quan hệ với bản thân: người Việt Nam luôn có ý thức về bản thân, về danh dự, lòng tự trọng, lương tâm...ý thức đó luôn gắn bó với ý thức cộng đồng. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể luôn luôn thống nhất, gắn bó hài hòa.

B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI BÀI TẬP

1. Vẽ sơ đồ các bộ phận văn học Việt Nam

Lưu ý: Theo sơ đồ trên, HS có thể biểu diễn thêm các sơ đồ nội dung cụ thể hơn của từng bộ phận. Ví dụ:
- Văn học trung đại: văn học được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, chữ Quốc ngữ

- Văn học hiện đại: văn học trước 1945, sau 1945

- Văn học dân gian có thể chia thành 12 thể loại như trong SGK

Câu 2: Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam, HS tham khảo phần A, mục II (vỚi 3 thời kì phát triển).

Câu 3: Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định: Văn học Việt Nam đã thể hiện chân thực, sâu sắc đời sông tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong nhiều mối quan hệ đa dạng.

Yêu cầu:

1. Xác định được những mối quan hệ cơ bản của con ngưòi thể hiện trong văn học:

a. Con người trong quan hệ với giới tự nhiên.

b. Con người trong mốì quan hệ với quốc gia, dân tộc.

c. Con ngưòi trong quan hệ xã hội.

d. Con ngưòi và ý thức về bản thân.

2. Lựa chọn một số tác phẩm tiêu biểu để làm rõ sự thể hiện chân thực, sâu sắc của văn học đối với những mối quan hệ đó của con người.

Trong bài viêt của mình, HS cần làm rõ quá trình vận động và tác động lẫn nhau giữa các mối quan hệ và trong nội bộ những mốì quan hệ đó. Từ đó để nhận thấy sự vận động đi lên của văn học Việt Nam.

7 tháng 8 2016

Văn học Việt Nam Văn học dân gian Văn học viết Văn học trung đại Văn học hiện đại

24 tháng 2 2017

Xem đầy đủ nè

5 tháng 3 2023

Kiểu bài

Tập một

Tập hai

Nghị luận xã hội

- Bàn về một vấn đề gắn với các tác phẩm văn học

- Nghị luận về một vấn đề xã hội

- Bàn luận, thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

- Bàn về một tư tưởng, hiện tượng trong cuộc sống

- Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội

Nghị luận văn học

 

- Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

1 tháng 5 2020

Bài này hay bạn có thể xem


Mưa. Ông mặt trời sợ gì mà trốn đâu mất. Thấy vậy lũ gà nhao nhác chạy vào chuồng vì tưởng trời sắp tối. Mây đen cũng rủ nhau ùn ùn kéo đến. Mây như mang hơi nước nặng trĩu che kín đen cả một góc trời.Trên đường, người mỗi lúc một thưa dần. Ai cũng cố đạp thật nhanh để về nhà cho kịp khỏi ướt. Tiếng sấm nổ đùng đoàng. Chớp như xé toạc bầu trời đen kịt. Mưa lộp bộp trên mái tôn. Mưa loong boong trong chiếc thùng hứng nước, đồm độp trên phiến nứa, gõ chan chát vào tàu lá chuối…Càng về sau, mưa càng to như thể có bao nhiêu trên trời là đổ xuống hết cả. Cây bòng bế lũ con đầu tròn trọc lốc múa may quay cuồng trong gió. Hàng cau nghiêng ngả như người say rượu. Ngoài vườn, những con ếch nhái thi nhau đuổi theo những con mối bị vỡ tổ. Cơn mưa đến xóa tan những ngày nắng gắt của ngày hè.

Điệp ngữ: mưa

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

Kiểu bài

Tập một

Tập hai

Nghị luận xã hội

M: Bàn về một vấn đề gắn với các tác phẩm văn học

- Nghị luận về một vấn đề xã hội

- Bàn luận, thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

M: Bàn về một tư tưởng, hiện tượng trong cuộc sống

 

-  Viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội

 

Nghị luận văn học

 

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 12 2023

- Nhận xét điểm khác nhau của các kiểu văn bản viết được rèn luyện ở Ngữ văn 10, tập hai so với Ngữ văn 10, tập một.

+ Ngữ Văn 10, tập 1: Văn bản đa dạng, phong phú: Viết báo cáo kết quả một vấn đề, Viết bài luận thuyết phục người khác, Viết văn bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng

+ Ngữ văn 10, tập 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội, viết bài văn nghị luận, phân tích, đánh giá tác phẩm truyện/ thơ, viết bài văn phân tích đánh giá tác phẩm văn học