K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 1

Khó hiểu quá bạn à

20 tháng 1

Không, Thánh Gióng trong truyền thuyết không thể xem là anh hùng toàn diện. Mặc dù có sức mạnh phi thường và chiến công đánh tan giặc Ân cứu nước, nhưng việc Gióng đánh giặc xong bay về trời có những điểm khiến hình tượng này không hoàn hảo, không phải là một anh hùng toàn diện theo nghĩa truyền thống.


Thánh Gióng là một anh hùng vĩ đại trong truyền thuyết, góp phần bảo vệ đất nước, nhưng sự biến mất đột ngột và tính chất siêu nhiên của nhân vật khiến ông không đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một anh hùng toàn diện theo nghĩa lý tưởng. Ông là biểu tượng của sức mạnh thần kỳ, của sự cứu giúp kịp thời hơn là một hình mẫu anh hùng hoàn chỉnh với sự phát triển, đóng góp và ảnh hưởng lâu dài.

24 tháng 9 2021

Đáp án là B nha bạn!

16 tháng 9 2016

+ Tiêu biểu cho người anh hùng đánh giặc

+ Mang sức mạnh của cộng đồng

+ Là biểu tượng của lòng yêu nước

16 tháng 9 2016

- là tấm gương sáng , đáng để học tập

- Là biểu tượng của sức mạnh

- Thê hiện lòng yêu nước

- Giữ gìn đất nước, trung thành với nước.

Chúc bạn học tốt!

20 tháng 12 2016

ns sách ngữ văn 6 mà nó (cái đề) nằm ở trang mấy đi rồi mik giải cho

ok nha!

Câu 1: Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?A. Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.B. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử.D. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xưa.Câu 2: Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh...
Đọc tiếp

Câu 1: Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?
A. Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.
B. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.
C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử.
D. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xưa.
Câu 2: Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là:
A. Sự ngưỡng mộ sơn tinh, lòng căm ghét thủy tinh
B. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh
C. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta
D. cuộc tranh chấp giữa các bộ tộc
Câu 3: Truyện Thạch sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động?
A. Sức mạnh của nhân dân
B. Công bằng xã hội
C. Cái thiện chiến thắng cái ác
D. Ý kiến của em :
Câu 4: Tiếng cười trong truyện Em Bé Thông Minh có ý nghĩa gì?
A. Đả kích,phê phán quan lại,vua chúa
B. Thể hiện sự yêu quý nhân vật chính, niềm vui sướng trước chiến thắng của nhân vật
C. Ca ngợi tài trí của nhân dân lao động
D. Ý kiến của em:

GIÚP TỚ VỚI ! MAI CÔ KT RỒI

 

 

5
28 tháng 10 2016

1.A

2.C

3.C

4.B

28 tháng 10 2016

Câu 1.A. Vì nó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.

Câu 2.C. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.

Câu 3.C Cái thiện chiến thắng cái ác.

Câu 4.D.Ý kiến của em : tạo nên sự vui vẻ trong đời sống hằng ngày

25 tháng 10 2016

Ý nghĩa chi tiết Niệu cơm :

  • Thể hiện khả năng phi thường và tài năng tài giỏi của Thạch Sanh
  • Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, cho tư tương yêu hòa bình của nhân dân
  • Thể hiện ước mơ cũa nhân dân muốn cuộc sống tuoi đẹp, sản xuất dược nhiều hơn để cuộc sống ấm no , hạnh phúc

Ý nghĩa chi tiết Tiếng đàn:

  • Giúp Thạch Sanh giải oan , giải thoát và vạch mặt Lí Thông. Đó là tiếng đàn cũa công lí đem lại sự công bằng của Thạch Sanh
  • Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện, cho lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân, là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù
25 tháng 10 2016

Bai 1:

;- Ý nghĩa của tiếng đàn thần:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

- Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.
Bai 2:

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹpnhư hoa, tính nết hiền dịu. Vua Hùng muốn kén cho nàng một người chồng xứngđáng. Đến cầu hôn có hai vị thần tài giỏi ngang nhau, đều xứng làm rể Vua Hùng

Một người là Sơn Tinh - chúa vùng non cao. Một người Thuỷ Tinh - chúa vùngnước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng, Vua Hùng bèn đặt ra điều kiện:"Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng,voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thi ta sẽ gả con gái cho”. Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến truớc, cưới được Mị Nương.Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cuồn cuộn làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong nuớc. Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời tùng dãy núi, đắp thành dựng luỹ, ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt. Cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt,dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng mang thất bại trở về.

Bai 3:*Thanh Giong

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
*Thach Sanh

Chàng dũng sĩ Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích cùng tên để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ,sống một mình lủi thủi dưới gốc cây đa thật tội nghiệp.Chàng được thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông nên rất tài năng.Thạch Sanh đã diệt con chằn tinh hung ác hãm hại dân lành,giết đại bàng độc ác rồi đẩy lùi quân mười tám nước khiến em rất khâm phục.Với lòng thương người anh bất chấp hiểm nguy xuống hang sâu đánh với đại bàng cứu công chúa và con vua Thủy Tề.Anh thật nhân đạo đã tha tội chết cho hai mẹ con Lí Thông nhiều lần hãm hại mình,đãi cơm cho quân mười tám nước ăn cho ấm bụng rồi lui binh.Thạch Sanh được cưới công chúa và lên nối ngôi thật xứng đáng.Em rất thích cung tên vàng,cây đàn thần và niêu cơm thần bé nhỏ của Thạch Sanh .Em mong mọi người đều có phẩm chất tốt đẹp như Thạch Sanh

Hay

Thạch Sanh là 1con người vô cùng thật thà, chất phác. Quanh năm chàng chăm chỉ làm lụng để nuôi thân. Nghe theo lời Lý Thông, chàng rời bỏ gốc cây đa về ở chung vs mẹ con hắn rồi lại còn vui vẻ đi canh miếu thờ thay Lí Thông. Không những thế chàng còn là 1 dũng sĩ dũng cảm, quên mìnk vì việc nghĩa , Thạch Sanh ra tay giết chằn tinh, bắn đại bàng cứu công chúa, giải thoát con vua Thủy Tề. Ngoài ra chàng còn là 1 tấm gương về yêu chuộng hòa bình. Chàng dùng tiếng đàn để cảm hóa quân sĩ 18 nước tránh cko họ cảnh máu chảy đầu rơi, đãi họ 1 bữa cơm no trước lúc lui quân. Rồi cuối cùng, phần thưởng chính đáng cũng đến vs Thạch Sanh, chàng được kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Đây là 1 kết thúc có hậu

31 tháng 5 2016
Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.
Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.
31 tháng 5 2016

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

 

19 tháng 7 2019

Truyện Thánh Gióng là một văn bản tự sự, vì:

- Truyện kể về cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của Gióng

- Thời gian: thời Hùng Vương thứ sáu

- Diễn biến: cậu bé Gióng 3 tuổi biết nói, lớn nhanh,cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi đánh giặc → Gióng nhổ tre đánh giặc → giặc tan, Gióng bay về trời.

- Ý nghĩa: tinh thần yêu nước, quả cảm chống giặc của Gióng

- Sở dĩ nói truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng:

     + Câu chuyện kể về sự ra đời, trưởng thành, chiến công chống giặc của vị anh hùng đầu tiên ở nước ta.

- Có thể sắp xếp thứ tự sự việc:

     + Gióng ra đời

     + Gióng biết nói và nhận lời sứ giả

     + Gióng lớn bổng, cưỡi ngựa đi đánh giặc

     + Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa về trời

     + Vua lập đền thờ Gióng

15 tháng 10 2019

I very Thanh Giong because he is very kind 

Cậu lên trên mạng nhé có nơi đó và còn hay nữa cậu có muốn xin link không ? Mk có link chi tiết nè

23 tháng 10 2016
Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Trả lời
Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ và hiện đại.
Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi của dân tộc.
Chúc bn hok tốt!
23 tháng 10 2016

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

Bạn kham khảo cái này nha !

24 tháng 12 2018

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hùng trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
                                                                            nhé!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
                                Kết quả hình ảnh cho hinh anime động