Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

* Phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở các tỉnh Nam Kỳ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
- Năm 1859, thực dân Pháp kéo quân vào Gia Định đánh chiếm thành Gia Định, song chúng đã vấp phải tinh thần kháng chiến mạnh mẽ của nhân dân ta. Các đọi nghĩa quân ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt địch, buộc quân Pháp phải rút xuống các tàu chiến. Kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhan" của Pháp hoàn toàn thất bại.
- Khi thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Kì (1861-1862), nhan dân ta kháng chiến mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy đã chiến đấu anh dũng, lập được nhiều chiến công. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm cỏ làm nức lòng nhân dân ta.
- Sau hiệp ước 1862, mặc dù triều đình Huế ra lệnh bãi binh, chủ trương điều đình chuộc đất nhưng nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến bằng nhiều hình thức, vừa chống pháp vừa chống phong kiến đầu hàng tiêu biểu như phong trào tị địa, dùng văn thơ châm biếm (Nguyễn Đình Chiểu,...) hoặc tiếp tục bám đất bám dân, lãnh đạo nhân dân kháng chiến tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Trương Định...
- Năm 1867, thực dân Pháp xâm lược 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, nhân dân 3 tỉnh miền Tây Nam Kì anh dũng đứng lên chống Pháp với tinh thần "người trước ngã xuống, người sau đứng lên" dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như hoạt động của các nghĩa quân Trương Quyền (Tây Ninh), hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm (Bến Tre), nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chiếm và làm chủ Rạch Giá, khi bị bắt và bị xử tử, ông vẫn khẳng khái nói: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây", hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Hữu Luân (Mĩ Tho)...
* Đặc điểm:
- Phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh Nam Kì dấy lên từ miền Đông rồi nhanh chóng lan rộng ra toàn miền.
- Phong trào diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, bền bỉ với tinh thần "người trước ngã xuống, người sau đứng lên" dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước.
- Lúc đầu đơn thuần là phong trào đấu tranh chống Pháp, nhưng về sau còn có sự kết hợp với đấu tranh chống triều đình phong kiến đầu hàng.
- Phong trào đã thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, với hình thức đấu tranh phong phú song chủ yeus là đấu tranh vũ trang chống Pháp.
- Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại do bị triều đình bỏ rơi, so sánh lực lượng chênh lệch. Tuy nhiên, phong trào chỉ tạm thời lắng xuống chứ không chấm dứt. Phong trào vẫn tiếp diễn kéo dài làm cho thực dân Pháp phải lao đao, khó khăn trong việc tổ chức cai trị.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì là biểu hiện cụ thể, sinh động của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta.

Đặc điểm cơ bản của phong trào yeu nước chống pháp:
-Chiến đấu kịp thời ngay khi p đặt chân lên bán đảo sơn trà
-Xác định đúng kẻ thù dân tộc
-Tinh thần chiến đấu dũng cảm
-Chiến đấu mưu trí sáng tạo với nhiều hình thức phong phú
-khi triều đình phản bội lại quền lợi dân tộc thì nhân dân ta kết hợp nhiệm vụ chống xâm lược vs chống pk đầu hàng
Nguyên nhân thất bại:
-Khách quan:
+do P còn mạnh
-Chủ quan:
+Phong trào thiếu một đường lối đúng đắn, thiếu 1 giai cấp lãnh đạo tiên tiến nên các cuộc khởi nghĩa đó không có sự phối hợp vs nhau và lại thiếu tính thống nhất toàn quốc
Tick nếu bạn thấy đúng nha

Phân tích yếu tố thuận lợi và bất lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam từ 1858 đến 1884 như sau:
Yếu tố thuận lợi:
1. Ý chí và sự đoàn kết dân tộc: Nhân dân Việt Nam đã thể hiện ý chí mạnh mẽ trong việc chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. Sự đoàn kết của các tầng lớp dân cùng nhau chiến đấu đã tạo ra một sức mạnh lớn đối với thực dân.
2. Địa lợi: Địa hình phức tạp của Việt Nam với nhiều vùng núi non và rừng rậm đã tạo ra lợi thế cho phòng thủ và chiến đấu dân tộc. Điều này gây khó khăn cho quân đội Pháp trong việc tiến công và duy trì sự kiểm soát.
3. Kinh nghiệm chiến đấu: Nhân dân Việt Nam đã có kinh nghiệm từ những cuộc kháng chiến trước đó như cuộc kháng chiến chống Nguyễn và Trịnh, từ đó học hỏi được nhiều chiến thuật và kỹ thuật chiến đấu để áp dụng vào cuộc kháng chiến chống Pháp.
Yếu tố bất lợi:
1. Sức mạnh vũ khí và quân sự của Pháp: Quân đội Pháp sở hữu sức mạnh vũ khí và kỹ thuật quân sự vượt trội so với lực lượng dân quân của Việt Nam. Sự thiếu hụt về vũ khí và trang thiết bị khiến cho cuộc kháng chiến của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
2. Sự chia rẽ nội bộ: Trong một số trường hợp, sự chia rẽ và xung đột nội bộ đã làm suy yếu sức mạnh tổng hợp của cuộc kháng chiến. Sự tranh giành quyền lực và mục tiêu khác nhau giữa các lãnh đạo và tầng lớp dân có thể làm phân tán nỗ lực chung.
3. Can thiệp của các nước lân cận: Sự can thiệp của các quốc gia lân cận như Trung Quốc và Anh cũng đã tạo ra những áp lực và khó khăn cho cuộc kháng chiến của Việt Nam.
Tóm lại, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam đã có những yếu tố thuận lợi như ý chí đoàn kết, địa lợi và kinh nghiệm chiến đấu, nhưng cũng phải đối mặt với những yếu tố bất lợi như sức mạnh vũ khí của Pháp, sự chia rẽ nội bộ và sự can thiệp của các nước lân cận.

Lực lượng tham gia:Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
Nhiều cuộc KN nổi lên khắp nơi
còn gì nữa không bạn ?
không lẽ chỉ vô cùng đơn giản thế thôi ư :))

* Tính chất của phong trào: giữ độc lập dân tộc
*Đặc điểm của phong trào:
-Chiến đấu kịp thời ngay từ khi pháp đặt chân lên bán đảo sơn trà
-Xác định đúng kẻ thù dân tộc
-Tinh thần chiến đấu dũng cảm
-chiến đấu mưu trí sáng tạo vs nhiều hình thức phong phú
-khi triều đình phản bôi lại quyền lợi dân tộc nhân dân ta nhanh chóng kết hợp nhiệm vụ chống xâm lược vs chống phong kiến đầu hàng
Tick nếu bạn thấy đúng nha
Công 100 k thẻ Viettel nhé
Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1862.
- 1858:
+ Ngày 1 – 9, liên quân Pháp – Tây Ban Nha mở cuộc tấn công Đà Nẵng
+ Quân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương kháng cự quyết liệt, bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.
- 1859
+ Quân Pháp kéo vào Nam, chiếm thành Gia Định
+ Quân triều đình chống cự yếu ớt rồitan rã.
+ Nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc.
- 1860
+ Thực dân Pháp chỉ để lại khoảng 1.000 quân làm nhiệm vụ canh giữ phòng tuyến dài khoảng 10 km ở Gia Định.
+ Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân, xây dựng Đại đồn Chí Hoà và tổ chức phòng thủ.
- 1861
+ Đại quân Pháp tập trung mở cuộc tấn công Đại đồn Chí Hoà và mở rộng đánh chiếm Gia Định.
+ Quân triều đình kháng cự quyết liệt nhưng không cần được giặc. Đại đồn Chí Hoà thất thủ
+ Phong trào kháng chiến của nhân dân vẫn tiếp diễn sôi nổi. Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy chiếc tàu Ét-pê-răng (Hi Vọng) của quân Pháp trên sông Nhật Tảo(12-1861).
- 1862
+ Ngày 24 – 2, đại quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định,Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
+ Triều đình Nguyễn kí với PhápHiệp ước Nhâm Tuất.
2. Suy luận của em về hậu quả của Hiệp ước Nhâm Tuất đối với nền độc lập dân tộc.
- Triều đình từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức lãnh đạo kháng chiến chống Pháp
- Thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình, phản bội một phần lợi ích dân tộc
Phân tích truyền thống yêu nước và tinh thần kiên cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam thông qua hoạt động của danh nhân Cần Thơ trong phong trào kháng chiến chống Pháp (1858–1884)
Giai đoạn từ năm 1858 đến 1884 là thời kỳ đen tối khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược và áp đặt ách thống trị lên đất nước ta. Trước nguy cơ mất nước, nhân dân Việt Nam đã nhất tề đứng dậy chống lại kẻ thù. Trong phong trào kháng chiến sôi nổi ấy, vùng đất Cần Thơ đã sản sinh ra nhiều danh nhân tiêu biểu, góp phần tô đậm truyền thống yêu nước và tinh thần kiên cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
Một trong những danh nhân tiêu biểu của Cần Thơ thời kỳ này là Nguyễn Trung Trực – người đã đi vào lịch sử với câu nói bất hủ: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây." Ông từng chỉ huy nghĩa quân tổ chức nhiều trận đánh oanh liệt, nổi bật là trận đánh đốt cháy tàu Espérance (Hy vọng) trên sông Vàm Cỏ Đông vào năm 1861 – một chiến công vang dội thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm và chiến lược tài tình. Dù sau đó bị bắt và bị hành hình, Nguyễn Trung Trực vẫn giữ khí phách hiên ngang, bất khuất, trở thành biểu tượng cho tinh thần chiến đấu đến cùng vì độc lập dân tộc.
Bên cạnh đó, nhiều nghĩa sĩ khác ở Cần Thơ và miền Tây Nam Bộ đã đứng lên hưởng ứng lời kêu gọi kháng chiến, tổ chức nghĩa quân tại địa phương, dùng vũ khí thô sơ đánh lại kẻ thù hiện đại. Họ sẵn sàng hy sinh tính mạng, tài sản, gia đình để bảo vệ từng tấc đất quê hương. Những con người ấy, tuy không phải ai cũng được ghi tên trong sử sách, nhưng họ đã góp phần làm nên một phong trào kháng chiến rộng khắp, thể hiện sâu sắc truyền thống yêu nước và tinh thần bất khuất của người dân Việt.
Từ những hoạt động đó, ta có thể thấy truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam không chỉ là khẩu hiệu suông, mà đã được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử, được thể hiện bằng hành động cụ thể trong những thời khắc hiểm nghèo. Dù kẻ thù mạnh đến đâu, người dân Việt vẫn không khuất phục, luôn đoàn kết, kiên cường đứng lên bảo vệ quê hương.