K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

“Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng : 

"Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI"

Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo :

- Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá "tươi"?

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ "tươi" đi.

Hôm sau, có người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo :

- Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao, mà phải đề là "ở đây"?

Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay hai chữ "ở đây" đi.

Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo : 

- Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải đề là "có bán"?

Nhà hàng nghe nói lại bỏ ngay hai chữ "có bán" đi. Thành ra biển chỉ còn có mỗi một chữ "cá". Anh ta nghĩ trong bụng chắc từ bây giờ không còn ai bắt bẻ gì nữa.

Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển, nói : 

- Chưa đi đến đầu phố đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa?

Thế là nhà hàng cất nốt cái biển!
C1: nêu một số đặc điểm nổi bật của truyện cười thể hiện qua VB Treo biển
C2: theo em, chi tiết nào đáng cười nhất trong truyện Treo biển?Vì sao?

1
12 tháng 12 2024

FF ❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥Gardena❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥❤️‍🔥🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳🇻🇳

5 tháng 12 2016

á à Phan Lê Minh Tâm lak bn gái cậu ak namblue leuleu

6 tháng 12 2016

0 hâm ak Hoàng Thanh Mai

27 tháng 12 2018

đây là mạng rồi nha

27 tháng 12 2018

Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho con người nhiều loại trái cây thơm ngon. Biết bao loại cây, mỗi loại lại có một dáng vẻ, một công dụng khác nhau. Chuối là một loài cây đã vô cùng quen thuộc, gần gũi với làng quê. Đi khắp đất nước Việt Nam, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối xanh tốt vươn lên từ bờ ao, bờ sông.

Chuối là loại cây có quả được ăn rộng rãi nhất. Nguồn gốc của cây chuối là từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó đã được trồng khắp vùng nhiệt đới. Chuối có mặt ở ít nhất 107 quốc gia. Quả của những cây chuối dại có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối để ăn đều thiếu hột vì đã được thuần hóa lâu đời.

Chuối thường được trồng nhiều ở nông thôn và miền núi. Vì là loài ưa nước nên nó thường mọc ở bên bờ sông, bờ suối. Thân chuối thẳng, nhẵn bóng như cái cột nhà. Thân chuối do nhiều bẹ chuối ôm lấy nhau tạo thành. Bẹ ở ngoài thường có màu đậm hơn, bẹ nằm chính giữa thì có màu trắng. Thân chính này là một thân giả của chuối. Nõn chuối màu xanh non, có hình dạng giống cuốn thư thời xưa. Cây chuối có rất nhiều tàu lá, lá chuối to như tấm phản, gân lá to chạy dọc phiến lá. Lúc lá chuối còn tươi thì có màu xanh nhạt, lúc già thì rũ xuống thân cây, chuyển thành màu nâu. Hoa chuối lúc mới ra thì hướng thẳng lên trời, sau quay sang ngang rồi đâm xuống đất. Sau khi hoa chuối già, bẹ ở ngoài rụng hết thì bắt đầu phát triển thành quả. Một buồng chuối có nhiều nải chuối, thường là 10 nải. Những buồng chuối có khi dài từ đỉnh xuống tận gốc, trĩu nặng cả thân cây. Quả chuối màu xanh lúc còn non, khi chín chuyển thành vàng, trông như vầng trăng lưỡi liềm.

Chuối có rất nhiều công dụng, hầu như bộ phận nào của cây cũng không cần bỏ đi. Quả chuối chín thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Ăn chuối còn có tác dụng làm đẹp cho da. Quả chuối xanh ăn kèm với thịt luộc và thường được nấu kèm với cá, ốc, trai..., vừa khử tanh vừa làm cho món ăn thêm đa dạng. Lá chuối tươi dùng để gói quà, gói bánh. Lá chuối khô có thể làm chất đốt hoặc dây buộc. Củ chuối, hoa chuối thì nấu canh hoặc làm món nộm, salad. Thân chuối xái nhỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Hạt chuối có thể làm một vị thuốc tốt trong Đông y. Chuối có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Vào ngày Tết, trên mâm ngũ quả của mỗi gia đình không thể thiếu một nải chuối để cúng tổ tiên. Chuối vốn dĩ chỉ trồng để ăn quả nhưng hiện nay nó còn được dùng để trang trí trong nhà. Tàu lá rộng, xanh mướt của chuối tạo cảnh quan đẹp mắt, mang lại cảm giác tươi mới, êm đềm, tin cậy tượng trưng cho tình yêu của mẹ thiên nhiên. Những năm tháng chiến tranh đói ăn, đói mặt, chuối là nguồn thực phẩm dồi dào đã cứu sống không biết bao nhiêu mạng người.

Chuối cũng khá phong phú, đa dạng về chủng loại. Một số loại chuối tiêu biểu như: chuối ta quả dài như lưỡi liềm, chuối tây quả tròn và ngắn hơn, chuối hột, chuối mật, chuối trứng cuốc. Chuối ngự quả ngắn nhưng ruột vàng và có vị rất thơm ngon. Khi xưa, chuối ngự là món ăn hoàng gia, chỉ có vua chúa mới được thưởng thức. Chuối ngự chính lá đặc sản của cùng Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam

Cây chuối mọc thành từng bụi và được trồng bằng cách tách rời thân non đem trồng thành bụi mới. Ta nên trồng chuối ở nơi gần nguồn nước như ao, hồ để tiện tưới tắm. Chuối là loại cây dễ trông và phát triển khá nhanh nên không cần tốn công chăm sóc.
Nguyễn Trãi đã từng làm bốn câu thơ về cây chuối, gọi là “Ba tiêu” :
“Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm 
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm 
Tình thư một bức phong còn kín, 
Gió nơi đâu gượng mở xem”
Trải qua bao nhiêu năm nữa, chuối vẫn sẽ có một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt Nam.

Nguồn : Thuyết minh về cây chuối lớp 9 hay nhất - Dàn ý, văn mẫu cây chuối tiêu, tây

23 tháng 12 2017

Vào dây bạn nhé

http://www.kenhvan.com/phan-h-bai-tho-vao-nha-nguc-quang-dong-cam-tac-cua-phan-boi-chau/

23 tháng 12 2017

         Phan Bội Châu là một nhà yêu nước , nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta  trong 25 năm đầu thế kỉ XX . Phan Bội Châu cũng là một nhà văn , nhà thơ lớn , có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ . Các tác phẩm của ông bao gồm rất nhiều thể loại , đều thể hiện lòng yêu nước , thương  dân tha thiết , khát vọng độc lập tự do và ý chí chiến đấu kiên cường , bền bỉ .
         " Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác " là một bài thơ chữ Nôm nằm trong tác phẩm Ngục Trung Thư viết bằng chữ Hán sáng tác năm 1914 , khi Phan Bội Châu bị bắt giam . 
Bài thơ được viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật . Được chia làm bốn phần : đề , thực , luận , kết .
Hai câu đã thể hiện ngay khẩu khí của bậc anh hùng :
                                       " Vẫn là hào kiệt , vẫn phong lưu ,
                                         Chạy mỏi chân thì hãy ở tù . "
        Nhân vật trữ tình đã hiện ra với 1 phong thái đường hoàng , tự tin đến mức ngang tàng , ngạo mạn . Giọng đùa vui , làm tan đi cảm giác của ngườig tù , chỉ thấy một tư thế kiêu ngạo , xem thường nguy hiểm . "  Hào kiệt " là người có tài năng , chí khí hơn người bình thường . " Phong lưu " là dáng vẻ lịch sự , trang nhã , biểu lộ một phong thái ung dung , thanh thản . Họ rơi vào cảnh tù ngục mà như người chủ động nghỉ chân ở nơi đất khách xa lạ , trên trặng đường bôn ba sóng gió .
                                       " Đã khách không nhà trong bốn biển ,
                                          Lại người có tội giữa năm châu . "
          Hai câu thực đã nói lên cảnh ngộ của một chiến sĩ cách mạng trong cảnh nước mất nhà tan . Phan Bội Châu đã tự nghiệm về thân thế của chính bản thân ông . Một cuộc đời đày sóng gió . Phan Bội Châu từng phiêu bạt khắp nơi . Trên hành trình lưu lạc ấy , ông đã phải trải qua biết bao đắng cay cực khổ vì muốn tìm đường cứu nước , vì yêu nước thương dân mà người chiến sĩ bị xem như một tù nhân bị truy nã khắp nơi . Phiêu bạt giữa nơi đất khách quê xa lạ .
                                         " Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế ,
                                           Mở miệng cười tan cuộc oán thù . "
        " Bủa tay ôm chặt " , " mở miệng cười tan " đã nói lên một tư thế hào hùng , một quyết tâm sắt đá , không có gì lay chuyển được . Sẵn sàng xả thân vì một lý tưởng cách mạng cao cả , cứu nước giúp đời . Nghệ thuật đối làm cho giọng thơ thêm đĩnh đạc , hào hùng với lối nói khoa trương , hào sảng , thể hiện khẩu khí của bậc anh hùng hào kiệt , một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời , ngạo nghễ cười trước mọi thủ đoạn tàn bạo của kẻ thù . Đó là sự kết tinh cao độ , cảm xúc lãng mạng , hào hùng . Hình ảnh kì vĩ với các động từ gợi tả " ôm chặt , cười tan " đã dựng lên một người anh hùng hào kiệt trong cảnh tù đầy nguy hiểm nhưng vẫn lạc quan , bất khuất .  
     Bản lĩnh và tư thế khác người của bậc anh hùng yêu nước đã được khẳng định dứt khoát trong hai câu thơ :
                                         " Thân ấy vẫn còn , còn sự nghiệp ,
                                            Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu . "
        Hai câu kết đã khẳng định một niềm tin mạnh mẽ , biểu lộ khí phách hiên ngang , ý chí sắt đá . Tin tưởng vào bản thân : còn sống là còn chiến đấu đến cùng cho lí tưởng vì sự nghiệp chính nghĩa , không sợ bất cứ nguy hiểm nào . Điệp từ " còn " làm tăng thêm sắc thái mạnh mẽ , dứt khoát , tăng ý khẳng định cho lời thơ như một lời thề sắt đá không thay đổi .

       Bài thơ toát lên một tinh thần bất khuất , một tư thế vững vàng của bậc trượng phu trong cơn sóng gió . Truyền thống yêu nước , thương dân của dân tộc đang tiếp tục mạch chảy trong tâm huyết của chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu .

      Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ , " Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác " đã thể hiện những phẩm chất cao đẹp , phong thái ung dung , đường hoàng và khí phách kiên cường của người chiến sĩ vĩ đại giàu lòng yêu thương dân , hiên ngang , bất khuất , lạc quan vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ cách mạng yêu nước Phan Bội Châu .

Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để...
Đọc tiếp

Trong truyện Lão Hạc, Nam Cao có viết:

Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ...

Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy!... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng... Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn...

Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác.k

Những cái "buồn" của nhân vật 'tôi' thể hiện như thế nào? Qua đó em hiểu ý nghĩ của n.v tôi như thế nào?

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

* Những cái "buồn" của nhân vật tôi thể hiện trong truyện:

- Ông giáo buồn khi muốn đỡ đần, giúp đỡ lão Hạc nhưng lão nhận ra sự khó chịu của thị - vợ ông giáo. Nên từ đó lão xa ông giáo dần, từ chối gần như hách dịch sự giúp đỡ của ông giáo.

- Ông giáo buồn khi biết tin lão Hạc xin Binh Tư bả chó. Ông giáo nghĩ lão Hạc đến bước đường cùng cũng trở nên tha hóa, nối gót Binh Tư, đi bắt chó nhà hàng xóm để có miếng ăn.

- Ông giáo buồn khi hóa ra cuộc đời vẫn đáng buồn khi cái sự nghèo khiến con người dễ bị tha hóa (như Binh Tư) hoặc bị dồn vào đến bước đường cùng (như lão Hạc), phải chọn cái chết để giữ lương tri và lòng tự trọng

* Những điều "buồn" cho thấy ông giáo là người giàu tình cảm, có tấm lòng nhân đạo sâu sắc. Biết nghĩ và biết thương người. Chỉ có điều nhận thức được những điều ấy mà không đủ sức mạnh để thay đổi, chuyển suy xã hội nên chỉ biết đau lòng, khóc và thương cho những kiếp người bất hạnh.

28 tháng 12 2017

a) - Các lực tác dụng lên cuốn sách:

+ Trọng lực p hướng thẳng đứng xuống dưới.

+ Lực nâng Q của mặt bàn (gọi là phản lực) hướng thẳng đứng lên trên.

- Các lực tác dụng lên quả cầu:

+ Trọng lực p hướng thẳng đứng xuống dưới.

+ Lực căng T cùa dây treo hướng thẳng đứng lên trên.

- Các lực tác dụng lên quả bóng:

+ Trọng lực p hướng thẳng đứng xuống dưới.

+ Lực nâng Q của mặt sân (gọi là phản lực) hướng thẳng đứng lên trên. Như vậy, các cặp lực tác dụng lên mỗi vật có cùng điểm đặt (tại tâm của vật), cùng phương thẳng đứng, có độ lớn bằng nhau và ngược chiều nhau. 

 

28 tháng 12 2017

Cái hồi nãy em gửi sai rồi chị, cái này đúng ạ:

a. Các lực tác dụng lên vật được thể hiện trong hình 6.2 và 6.3 b. Đầu tiên vật đứng yên trên mặt bàn vì hai lực P và Q tác dụng lên vật cân bằng nhau (hình 6.2).

b. Sau đó, vật chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang nhờ lực kéo có cường độ 2N. Điều này chứng tỏ lực kéo cân bằng với lực cản của mặt sàn tác dụng lên vật (hình 6.3).

 

Chỉ vì thời khắc ấy hoàn mỹ như hoa Quỳnh nở rộ Ta và người, một lần đổi thay sâu nặng nghìn đời Ánh mắt dịu dàng người trao năm đó Là kiếp nạn hay mối lương duyên Mảnh trăng giữa trời dệt nên dải tương tư trường cửu Dung nhan mang thâm tình khuynh đảo thế gian Thay thế cả một giang sơn gấm vóc Cạn một chén, say một hồi Mỉm cười dõi theo vận mệnh chốn hồng trần Hoa...
Đọc tiếp

Chỉ vì thời khắc ấy hoàn mỹ như hoa Quỳnh nở rộ 
Ta và người, một lần đổi thay sâu nặng nghìn đời 
Ánh mắt dịu dàng người trao năm đó 
Là kiếp nạn hay mối lương duyên 
Mảnh trăng giữa trời dệt nên dải tương tư trường cửu 

Dung nhan mang thâm tình khuynh đảo thế gian 
Thay thế cả một giang sơn gấm vóc 
Cạn một chén, say một hồi 
Mỉm cười dõi theo vận mệnh chốn hồng trần 
Hoa tuyết phiêu bồng, chôn vùi cơ đồ đế nghiệp 

Sau khi từ biệt, chỉ mòn mỏi chờ được tương phùng 
Nến đỏ nhớ thương ai mà đêm đêm trằn trọc soi sáng 
Ngàn lệ rơi 
Muôn cánh buồm ra đi không trở lại 

Giờ chia xa, đành níu áo người trong giấc mộng 
Vì ai mà tâm loạn, thầm niệm hai tiếng bình an 
Tóc đen nhuộm trắng gió sương phong trần 
Hẹn ước tới kiếp sau 

Sau khi từ biệt, chỉ mòn mỏi chờ được tương phùng 
Nỗi tương tư vây kín bốn phương trời 
Nhìn khắp thế gian 
Thiên vạn sơn thủy cũng chỉ là vô nghĩa 
giờ phân ly, chỉ còn được níu áo người trong giấc mộng 
Lặng lẽ nắm tay người, lòng không hề oán hận 
Thế gian vô thường 
Ta hẹn ước tại kiếp sau 

Mộng thành đôi.... 
Xin hẹn tới kiếp sau....

0
Người Nhật Bản rất thích ăn cá, nhưng chỉ thích ăn cá tươi và cực ghét cá ươn.Sau thời gian dài khai thác, biển gần bờ đã không còn cá nữa. Để giải quyết nhu cầu, người Nhật quyết định đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, vấn đề lại nảy sinh: Đánh cá càng xa bờ thì lại càng tốn nhiều thời gian để mang cá về – có khi mất vài ngày và cá không còn tươi...
Đọc tiếp

Người Nhật Bản rất thích ăn cá, nhưng chỉ thích ăn cá tươi và cực ghét cá ươn.

Sau thời gian dài khai thác, biển gần bờ đã không còn cá nữa. Để giải quyết nhu cầu, người Nhật quyết định đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, vấn đề lại nảy sinh: Đánh cá càng xa bờ thì lại càng tốn nhiều thời gian để mang cá về – có khi mất vài ngày và cá không còn tươi nữa.

Các công ty đánh bắt cá của Nhật Bản thử cách lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá. Tủ đông làm đông cá ngay tại chỗ, từ đó giúp tàu có thể đi xa hơn và kéo dài thời gian đánh bắt lâu hơn.  Tuy nhiên, vị cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh được bán với giá chẳng bao nhiêu.

Một lần nữa, các công ty Nhật lại tìm cách giải quyết vấn đề. Họ đưa các bể nuôi lên tàu rồi bắt cá nhốt vào bể.

Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá dù mệt lử nhưng vẫn còn sống. Cá lại được bán ra cho người tiêu dùng. Nhưng người Nhật lại phát hiện sự khác biệt: vị cá không được tươi ngon, có lẽ là do bị nhốt quá lâu trong bể.

Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết, bài toán khó này?

Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tầu. Cá mập chén một số cá trong đó – là những con cá yếu đuối, chậm chạp, số cá còn lại vẫn sống khoẻ và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ, bởi chúng luôn phải “hoạt động” để tránh cá mập. Và người tiêu dùng Nhật rất chuộng loại cá này.



Hãy viết một bài văn về bài học mà em rút ra từ câu chuyện trên

1
14 tháng 7 2021

không ăn cá sống :)