Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề đang quan ngại mà cả xã hội đều hướng đến. Nó trở thành vấn đề toàn cầu, là vấn đề nóng, khiến chúng ta đau đầu nghĩ ra những giải pháp . Hiện nay, ở đất nước ta, cứ mỗi bước chân đều xuất hiện rác, cho dù là nơi công cộng hay danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Lý do chính là việc không biết giữ gìn vệ sinh xả rác bừa bãi.
Rác xuất hiện mọi nơi xung quanh chúng ta. Rác trú ngụ ở những con đường chúng ta hằng ngày vẫn đi qua. Vỏ lon, chai nhựa, túi ni lông,… chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở tất cả mọi ngóc nghách trên đường phố, lề đường, vỉa hè, chân cầu, hồ nước,… Không những thế, ngay cả ở những bờ hồ nổi tiếng cúng ta còn có thể thấy rác, những bãi cỏ công viên xanh mướt, chúng ta cũng có thể nhìn thấy rác,… Rác cứ ở đó cho dù xung quanh nó có biết bao nhiêu người qua lại, người ta cũng không ai ngó ngàng tới, mà cho dù có thấy, rác vẫn ngang niên ở đó, chờ những người lao công để được vào thùng
Vậy nguyên nhân nào gây ra thực trạng đó? Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do ý thức của con người. Bởi chính vì ý thức của con người tốt hay xấu mới quyết định việc rác có bừa bãi hay không. Nếu con người có ý thức thì khi vứt rác họ sẽ vứt thẳng ở sọt rác chứ không phải là” tiện tay” quảng bất kì nơi nào. Tất cả đều xuất phát từ ý thức và sự lười biếng của con người. Tuy thế vẫn có nhiều nguyên nhân khác bên cạnh đó như thùng rác ở Việt Nam chúng ta chưa phải chỗ nào cũng có, gây bất tiện cho người vứt rác. Không những thế do chưa có trình độ kĩ thuật tân tiến, thế nên quy trình xử lí rác của chúng ta cũng chưa được tốt, nhiều bãi rác “ lộ thiên” xuất hiện ở nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sông của những người dân xung quanh. Các hình thức xử lí các hành vi xả rác bừa bãi ở nước ta cũng chưa được tân tiến và phổ biến nhiều địa phương nên rác thải tồn đọng lại nhiều chưa được xử lí, đặc biệt là nguồn nước chưa qua xử lí của các nhà máy cũng là yếu tố gây ra rác thải tràn lan, ô nhiễm trầm trọng. Những nguyên nhân kia đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng với môi trường. Ô nhiễm rác thải ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, ô nhiễm cảnh quan để lại ấn tượng tốt đẹp với những du khách đến thăm đất nước của chúng ta. . Không những thế còn ảnh hướng nghiêm trọng, lâu dài về thời gian đối với môi trường. Những tác động của ô nhiễm môi trường đối với biến đổi khí hậu thời tiết ở nước ta đang được thể hiện vô cùng rõ rệt: vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ngập mặn, hay như hạn hán ở miền Trung kéo ảnh hưởng đến cuộc sống sản xuất, sinh hoạt của người dân thiệt hại về sản lượng, thu nhập,… của người dân.
Ngày nay chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh rác thải khắp mọi nơi. Những vụ xả nước thải bừa bãi chưa qua xử lí cũng đã được giới báo chí và lực lượng công an vạch trần và đưa tin như vụ việc 145,4 tấn chất thải nguy hại của Formosa chuyển ra Phú Thọ, nước mưa chảy tràn của Nhà máy sản xuất quặng đồng An Phú gây ô nhiễm môi trường tại tỉnh Hòa Bình; Công ty TNHH Hapeco Hải Âu xả nước thải ra sông Lạch Tray (Hải Phòng) gây ô nhiễm. Những vụ rác thải chưa xử lí thảo ra môi trường gây nhiều bức xúc trong dư luận. Đấy chính là những ví dụ điểm hình cho thấy rác thải đang tràn lan, tồn tại và đe dọa tới cuộc sống của chúng ta. Đó cũng vạch trần ra ý thức con người trong quá trình bảo vệ môi trường ngày nay.
Vậy chúng ta phải làm gì để có thể bảo vệ một môi trường xanh, sạch đẹp? Trước hết chúng ta cần nâng cao chính ý thức của bản thân, ý thức cộng đồng. Rác thải chúng ta cần phải để đúng nơi quy định, không thờ ơ, vô trách nhiệm khi nhìn thấy rác thải, tuyên truyền bảo vệ môi trường xanh, mở ra các phong trào chung tay bảo vệ môi trường,.. đang là được đặt ra và được lan truyền rộng rãi. Chúng ta nên đặt nhiều thùng rác ở nhiều nơi để thuận tiện cho người vứt rác, làm tốt công tác giáo dục ở mọi cấp học, mọi đối tượng, mọi nơi, mọi lúc. Không những thế nhà nước chúng ta cần phải ban hành xử phạt thật nặng đối với những hành vi xả thải ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thiên nhiên, môi trường và cuộc sông con người.
Chúng ta hãy chung tay cùng nhau bảo vệ một môi trường xanh sạch đẹp. Bảo vệ môi trường, nói không với rác chính là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Tôi và các bạn chúng ta hãy cùng nhau hành động.
#Học Tốt
– Danh từ chỉ hiện tượng: nắng, mưa, bão, tuyết, chớp, sấm…
– Danh từ chỉ sự vật: bàn, ghế, bát đũa, xe cộ…
– Danh từ chỉ khái niệm: con người, lối sống, tư duy, tư tưởng…
– Danh từ chỉ đơn vị: kilomet, mét, tạ, tấn, vị (vị luật sư, vị giám đốc), ông, bà…
Gồm danh từ chung và danh từ riêng
– Danh từ riêng: là tên riêng của sự vật, hiện tượng, tên người, tên địa phương,…
Ví dụ: tên người: Hoa, Hồng, Lan, Huệ..; tên địa phương: (xã) Đồng Văn,…
– Danh từ chung: tên chung cho các sự vật hiện tượng
+ Danh từ cụ thể: có thể cảm nhận (sờ, nắm) được: bàn, ghế, máy tính…
+ Danh từ trìu tượng: Không thể cảm nhận bằng giác quan: tư tưởng, đạo lý, cách mạng, định nghĩa…
Động từ :Là từ loại chỉ các hành động, trạng thái của sự vật và con người. Động từ thường làm vị ngữ trong câu.
Ví dụ: chạy, nhảy, bơi, đạp, đánh…; vui, hờn, giận, ghét…
Người ta thường chia động từ thành nội động từ và ngoại động từ
+ Nội động từ: những từ đi sau chủ ngữ và không có tân ngữ theo sau
Ví dụ: Mọi người chạy/ Anh ấy bơi…
+ Ngoại động từ: là những từ có tân ngữ theo sau
Ví dụ: Cô ấy làm bánh/ Họ ăn cơm…
Ngoài ra còn chia động từ chỉ trạng thái thành các loại như:
+ Trạng thái tồn tại và không tồn tại: hết, còn, không có…
+ Trạng thái chỉ sự biến hóa: hóa, thành, chuyển thành..,
+ Trạng thái chỉ sự tiếp thụ: phải, bị, được…
+ Trạng thái chỉ sự so sánh: hơn, quá, thua, là, bằng…
Tính từ :Là từ loại chỉ đặc điểm, tính chất, màu sắc, trạng thái của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: đẹp, xấu, vàng, cam, tím, to, nhỏ…
– Tính từ chỉ đặc điểm: là đặc điểm bên ngoài (ngoại hình, hình dáng), những nét riêng, đặc biệt của sự vật, hiện tượng (nét riêng về màu sắc, kích thước, âm thanh…); đôi khi còn là những đặc điểm bên trong khó nhận diện (tâm lý, tính tình…)
Ví dụ:
+ Tính từ chỉ đặc điểm bên ngoài: cao, to, béo, gầy, xanh, tím…
+ Tính từ chỉ đặc điểm bên trong: ngoan, hiền, chăm chỉ, kiên trì…
– Tính từ chỉ tính chất: tính chất riêng biệt của sự vật, hiện tượng thường là tính chất bên trong. Ví dụ: tốt, đẹp, xấu, nặng, nhẹ…
+ Tính từ chỉ tính chất chung: xanh, tím, vàng..
+ Tính từ chỉ tính chất xác định tuyệt đối: vàng lịm, ngọt lịm, trắng tinh, cay xè, xanh lè…
Đại từ :Là những từ để trỏ người, chỉ vật, hiện tượng được nhắc tới. Gồm các đại từ sau:
– Đại từ xưng hô: dùng để xưng hô
Ví dụ: Tôi, họ, nó, chúng ta…
– Đại từ thay thế: dùng để thay thế sự vật, hiện tượng được nhắc trước đó không muốn nhắc lại trong câu sau
Ví dụ: ấy, đó, nọ, thế, này…
– Đại từ chỉ lượng: dùng để chỉ về số lượng
Ví dụ: bao nhiêu, bấy nhiêu…
– Đại từ nghi vấn: dùng để hỏi (xuất hiện trong các câu hỏi)
Ví dụ: ai, gì, nào đâu…
– Đại từ phiếm chỉ: dùng để chỉ một điều gì không thể xác định. Cần phân biệt với đại từ nghi vấn.
Ví dụ: Anh ta đi đâu cũng thế/ Vấn đề nào cũng căng thẳng…
Số từ :Những từ chỉ số lượng và thứ tự gọi là số từ.
Ví dụ: thứ tự: một, hai, ba…(số đếm); số lượng: một trăm, ba vạn, một vài, mấy, mươi…
Chỉ từ :Những từ dùng để trỏ vào sự vật, hiện tượng để xác định trong một khoảng không gian, thời gian cụ thể gọi là chỉ từ. Thường làm phụ ngữ cho danh từ hoặc cũng có thể làm chủ ngữ trong câu.
Ví dụ: đấy, kia, ấy, này…
Quan hệ từ:
Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa, mối quan hệ của bộ phận, của các sự vật, hiện tượng
Quan hệ từ dùng để nối: và, rồi, với, hay, nhưng, mà…
Ví dụ: Anh và tôi đi đến tiệm sách/ Mẹ tôi thích canh cá nhưng tôi lại không…
Quan hệ từ thường đi thành cặp tạo thành các cặp quan hệ từ:
+ Cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân – kết quả: Vì…nên…; Do…nên…; Nhờ…mà…
Ví dụ: Do trời mưa nên chúng tôi được nghỉ.
+ Cặp quan hệ từ chỉ điều kiện – kết quả: Hễ…thì…; Nếu…thì…; Giá…mà…
Ví dụ: Nếu học giỏi thì tôi sẽ được ba mẹ cho đi du lịch.
+ Cặp quan hệ từ chỉ sự tương phản: Tuy…nhưng…; Mặc dù…nhưng…
Ví dụ: Mặc dù nhiệt độ xuống rất thấp nhưng họ vẫn cố tới trường.
+ Cặp quan hệ từ chỉ sự tăng tiến: Không những…mà còn…; Không chỉ…mà còn…; Bao nhiêu…bấy nhiêu…
Ví dụ: Lan không những học giỏi mà còn rất tốt bụng.
Tình thái từ :Những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán hay biểu thị trạng thái cảm xúc của con người được gọi là tình thái từ
Ví dụ: Em đi làm nhé!/ Mọi người đã ăn cơm chưa?/ Bác không về quê à?…
Thán từ :Gồm những từ được sử dụng nhằm giúp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người hoặc dùng với chức năng gọi đáp gọi là thán từ. Thán từ thường dùng trong câu cảm thán và đi sau dấu chấm than.
Ví dụ:
– Thán từ gọi đáp: Anh ơi, Hỡi mọi người, Này bạn ơi…;
– Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: Ôi bó hoa thật đẹp!/ Chà vị trà này ngon tuyệt
Giới từ :Giới từ là những từ dùng để xác định một sự vật ở một không gian cụ thể hay quan hệ sở hữu của vật này đối với con người.
Ví dụ: của, ở, bên trong, bên ngoài, bên trên, dưới…
Trạng từ :Trạng từ được dùng trong câu với chức năng cung cấp thêm thông tin về mặt thời gian, không gian, địa điểm…Thường theo sau động từ, tính từ để bổ nghĩa cho danh, động từ đó.
Ví dụ:
+ Trạng từ chỉ thời gian: sáng, trưa, tối, ngay, đang…
+ Trạng từ chỉ cách thức: nhanh, chậm,…
+ Trạng từ chỉ nơi chốn: ở đây, chỗ này, chỗ kia…
+ Trạng từ chỉ tần xuất: thường xuyên, liên tục,…
+ Trạng từ chỉ mức độ: giỏi, kém, hoàn hảo…
Như vậy trong hệ thống ngữ pháp các loại từ trong Tiếng Việt đa dạng và phong phú. Để hiểu và sử dụng chúng cũng không hề dễ dàng. Hi vọng qua bài viết này, các bạn có thể mang về cho mình kiến thức liên quan đến từ loại và sử dụng chúng một cách nhuần nhuyễn.
Hồn thơ chắt lọc từ cuộc đời long đong, côi cuốc, trưởng thành trong sự thiếu thốn tình cảm đối lập với hiện thực được sống trong danh gia vọng tộc. Đó chính là hồn thơ của Nguyễn Du, sớm mất cha lẫn mẹ, làm quan dưới hai triều đại Lê và Nguyễn. Ông đã sớm nhận ra cảnh lầm than, đói kém của thiên hạ, cảnh bất nhẫn của quan lại đối với nhân dân, tiếng nói của họ bị phớt lờ, quyền sống bị chà đạp đã nuôi dưỡng tâm hồn đại thi nhân thành con người có trái tim đôn hậu và thấm nhuần tư tưởng nhân đạo. Nguyễn Du đã đưa hai thể thơ của truyền thống dân tộc đạt đến trình độ điêu luyện và mẫu mực cổ điển. Đặt điểm nhìn thấu cảm từ tận đáy lòng mỗi nhân vật, từng con chữ vị hào kiệt viết ra là từng lời nói, từng nét vẽ hiện thực khắc nghiệt, chua xót về cuộc đời. Bên cạnh đó, ngôn ngữ thơ bậc tài đã đem đến những trang thơ rực rỡ, lẫy lừng hun đúc nên một hồn thơ đẹp, hồn thơ dân tộc, hồn thơ của đại nhân, hồn thơ Nguyễn Du
I. Mở bài:
Lá xanh tươi rồi cũng sẽ về với cội, cuộc sống con người hối hả rồicũng sẽ lắng vào dòng cát bụi thời gian. Nên lá kia đâu thể mãi màu xanh thángnăm. Nên tuổi đời con người đâu thể “Hai lần thắm lại”. Cho nên là người thìphải sống một cuộc đời có ý nghĩa. Phải có ý chí, nghị lực để vượt lên hoàncảnh, vượt lên những khó khăn, gian nan phía trước. Giống như anh Nguyễn NgọcKý, anh Hoa Xuân Tứ, anh Đỗ Trọng Khôi… họ đều là những người không may mắnnhưng họ vẫn tự mình vươn lên. Họ là “những người không chịu thua số phận”, lànhững tấm gương sáng cho tất cả chúng ta học tập.
II. Thân bài:
1. Giải thích:
- “Số phận” ở đây được hiểu là những nỗi khốn khổ về hoàn cảnh hoặc bấthạnh ( tàn tật, khiếm khuyết,…) về thể xác của một ai đó. Xưa nay, số phậnthường được nhiều người coi là sự an bài của ông trời, do trời định đoạt “Ngẫmhay muôn sự tại trời” (Nguyễn Du, “Truyện Kiều”) nên người có số phận bất hạnhthường có tâm lí cam chịu, trời phạt đành chịu…
- “Những người không chịu thua số phận” là những con người có ý chí, nghị lực,niềm tin vào cuộc sống. Họ không đầu hàng trước số phận mà mạnh mẽ vươn lên đểsống một cuộc sống có ích và ý nghĩa.
2. Biểu hiện:
- Những con người không chịu thua số phận là những con người:
+ Có nhận thức đúng đắn về số phận ( họ nhận ra rằng số phận nằm trong tay mỗicon người và họ quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để tạo dựngcuộc sống tốt đẹp cho mình và người thân, để trở thành người có ích…)
+ Có nhiều đóng góp cho xã hội ( họ tự phục vụ mình, làm ra của cải nuôi sốngbản thân, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, cho xã hội, cống hiến cho xã hội…)
+ Họ là những tấm gương sáng ( tấm gương vươn lên trên nỗi bất hạnh của mình đểcất lên những tiếng ca ca ngợi cuộc đời, nhen lên niềm tin lẽ sống cho mọingười…)
- Nhắc đến “những người không chịu thua số phận”, trong chúng ta, ai cũng vôcùng cảm phục khi nói về những tấm gương giàu nghị lực như:
+ Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, mặc dù bị liệt hai tay từ nhỏ nhưng thầy vẫn quyếttâm đến trường, kiên trì học viết bằng chân, học hết đại học, trở thành Nhàgiáo Ưu tú, nhà văn, nhà thơ. Từ nghị lực và ý chí vượt khó vươn lên của bảnthân, thầy Nguyễn Ngọc Kí đã viết lên trang huyền thoại cho chính cuộc đời mìnhvà trở thành tấm gương của biết bao thế hệ học sinh, thanh niên Việt Nam.
+ Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, từ khi còn nhỏ đã mắc căn bệnhhiểm nghèo khiến anh bị liệt toàn thân, nhưng anh vẫn cố gắng học tập, mở trungtâm tin học dành cho người khuyết tật, giúp đỡ họ có một hướng đi trong cuộcđời mình, có niềm tin vào cuộc sống. Anh làm cho mọi người cảm phục bởi ý chíphi thường vươn lên trong cuộc sống, sống có ích, có cống hiến cho xã hội…
+ Hay Nick Vujicic – chàng trai người Úc sinh ra với cơ thể không tay khôngchân, nhưng điều đó không khiến anh nản chí. Vượt qua những khiếm khuyết trên cơthể mình, anh trở thành một diễn giả nổi tiếng khắp thế giới, được mọi ngườibiết đến như một tấm gương của sự vượt khó…
=> Họ chính là những tấm gương tiêu biểu cho một lẽ sống đẹp, không chịukhuất phục sự nghiệt ngã của số phận.
3. Nguyên nhân: Nhờ đâu họ có sứcmạnh để vượt lên số phận?
- Bởi vì họ có ý chí nghị lực, có niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống. Họ đãtạo dựng cuộc sống từ muôn vàn khó khăn,gian khổ, thử thách bằng sự kiêntrì,nhẫn nại và quyết tâm chiến thắng số phận của mình. Họ là những bông hoahướng dương luôn hướng về phía mặt trời.
- Bên cạnh đó, nhờ có sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè xã hội nên họcó đủ dũng cảm, tự tin để vượt qua hoàn cảnh, số phận và những chông gai ở phíatrước.
4. Ý nghĩa:
- Nếu như chim mang tiếng hót cho đời thêm vui, nếu như hoa mang vẻ đẹp cho đờithêm sắc, thì nghị lực, không chịu thua số phận đã mang lại cho họ những điềuđáng quý. “Không chịu thua số phận” giúp họ có tinh thần, quyết tâm vượt lênhoàn cảnh, vượt lên chính mình để sống có ích, sống có cống hiến cho xã hội,giảm bớt gánh nặng cho gia đình… “Tàn” nhưng không “phế”, bằng khả năng củamình họ đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã hội.
- Hơn hết, họ là những tấm gương sáng để lại trong chúng ta bài học sâu sắc về nghịlực và ý chí vươn lên. Chính những tấm gương về họ dạy cho chúng ta phải biếtvượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện hoài bão ước mơ. Không aikhác, họ là thần tượng của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày hôm nay.
5. Phản đề: Cuộc đời thì có 2mặt: đúng – sai, phải - trái…cho nên, bên cạnh ca ngợi những tấm gương vượt khóthì chúng ta cũng cần phê phán những cá nhân không kiên cường, nhụt chí trướcnhững chông gai cuộc sống. Mõi khi gặp khó khăn thường rất dễ nản lòng, chưathật sự cố gắng đã đầu hàng số phận, dễ buông xuôi hoặc ý lại, hoặc phải ứngtiêu cực…( Học sinh lấy một vài dẫn chứng tiêu biểu ). Đó là những người hènnhát, không dám đối diện với sự thật nên khó thành công trong mọi việc.
6. Ý kiến đánh giá, bình luận:
- Không đao to búa lớn, chính cuộc đời họ - “những người không chịuthua số phận” là thông điệp cao cả về lối sống có ích. Làm thơ, viết văn, dạyhọc… bằng những công việc thầm lặng, họ đã cống hiến cho xã hội như cây xanhlàm đẹp cho đời, điểm tô cho cuộc sống
- Họ là bài học lớn cho thể hệ trẻ hôm nay, trong hoàn cảnh đầy đủ tiện nghisung túc, được sống trong sự yêu thương, quan tâm của cha mẹ, xã hội thì khôngít học sinh, thanh niên tự đánh mất mình, lao vào tệ nạn xã hội, lối sống vônghĩa ăn chơi, hưởng thụ, không biết cố gắng phấn đấu, để trở thành người choích cho xã hội, đất nước.
- Họ là những tấm gương khiến chúng ta vô cùng khâm phục, trân trọng, quýmến…
- Trách nhiệm của chúng ta:
+ Những người tàn tật cần được quan tâm, giúp đỡ hơn nữa. ( Phần lớn nhữngngười may mắn như chúng ta đã bao giờ cho rằng giúp đỡ những người tàn tật làvấn đề cần được quan tâm hơn nữa không? Và chúng ta đã làm được những gì chohọ? )
+ Giúp đỡ người tàn tật là trách nhiệm của cả cộng đồng ( Giúp đỡ họ không chỉlà trách nhiệm của những tổ chức nhân đạo, các cơ quan chính quyền mà còn làtrách nhiệm của tất cả mọi người chúng ta ).
+ Giúp đỡ người tàn tật là biểu hiện sâu sắc nhất của lòng nhân ái.
III. Kết bài:
- “Những người không chịu thua số phận” mãi mãi được mọi người yêu quý,khâm phục và kính trọng.
- Rút ra được nhiều bài học bổ ích về lẽ sống, về ý chí, nghị lực, niềm tin,khát vọng… ( trong bất kì hoàn cảnh nào, dù số phận có nghiệt ngã đến mấy vẫnquyết tâm vươn lên, vượt qua mọi thử thách để sống có ích).
- Ngưỡng mộ họ, sẵn sàng sẻ chia, giúp đỡ để họ bớt đi những đau đớn, nhọcnhằn.
1 -heo đen thì gọi là heo chuồng hoặc heo bích đó ba.
2
Tên nhóm | Hoá trị | Axit tương ứng |
---|---|---|
Hiđroxit(*) (OH); Nitrat (NO3); Clorua (Cl) | I | HNO3 3 nowadays = 4434 cây |
Heo đen là con heo bích, heo chuồn.
Cl thuộc nhóm VIIA
ngày nảy ngày nay = nowadays
3867 cây + 567 cây = 1 rừng cây
"Cố hương" là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Lỗ Tấn.Trong truyện ngắn này,thông qua việc thuật lại chuyến về quê lần cuối của nhân vật "tôi",tác giả đã bày tỏ nhưng rung động trước những thay đổi của làng quên đặc biệt là Nhuận Thổ-1 người bạn đã gắn bó vs tuổi thơ "tôi"
2.Những thay đổi của Nhuận Thổ:
a/Hình dáng:
*20năm trước:khuôn mặt tròn trĩnh,nước da bánh mật,khỏe mạnh.
*20năm sau:cao gấp 2 lần trước,da vàng sạm,mắt húp đỏ mọng lên,bàn tay nứt nẻ như vỏ cây thông.
b/Ăn mặc:
*Trước:đội mũ lông chiên bé tí tẹo,cổ đeo vòng bạc
*Sau:Đội mũ lông chiên rách tươm,mặc áo bông mỏng dính
c/Nói năng:
*Trước:tự tin,rõ ràng,trong trẻo.
*Sau:nói ko ra tiếng,khách sáo,giữ khoảng cách.
d/Thái độ:
*Trước:nhanh nhẹn,dũng cảm,khỏe khoắn,hoạt bát
*Sau:co ro,cúm rúm,cung kính,thê lương,sợ sệt,lễ phép.
e/Tính cách:
*Trước:Giàu tình cảm,hồn nhiên,chân thật,chân thành.
*Sau:Sợ sệt,luôn giữ khoảng cách,cam chịu rụt rè.
3.Nêu tư tưởng của tác giả:
Với sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ,Lỗ Tấn đã phê phán xã hội phong kiến,lễ giáo phong kiến,đặt ra vấn đề đường đi của nông dân và toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.
Mình nghĩ dưới trung bình thì có khả năng không được xếp loại học sinh ạ (theo quy định ở nơi mình sinh sống, học tập)
Khả năng là học sinh trung bình em nhé.