K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????


16 tháng 12 2017

Từ đồng nghĩa là : Bác, Người, ông Cụ.

Tất cả các từ trên đều có ý nghĩa chỉ Bác Hồ.

Từ đồng nghĩa : Bác, Người, ông Cụ

=> Nói về hình ảnh Hồ Chủ tịch.

1 tháng 11 2018

Ngày nay, tiếng Việt dùng bảng chữ cái Latinh-gọi là chữ Quốc ngữ cùng các dấu thanh để viết.

Tiếng Việt bao gồm:

- Cách phát âm tiếng Việt

- Chữ Quốc ngữ để viết

5 tháng 3 2018
Sao Hoả, ngày 01 tháng 01 năm 01
Trái Đất thân mến!
Hôm nay, ngày đầu năm mới mình chúc cậu được dồi dào sức khoẻ, luôn sạch sẽ và đạt được nhiều thắng lợi nhé!
Trái Đất, biết không! Nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của các bạn Nobita, Doremon, Xuka, Chaien và Xeko mà mình đã xây dựng được hành tinh mơ ước này đấy. Ở hành tinh của mình không khí trong lành không bị ô nhiễm. Bởi mọi phương tiện đi lại đều được sử dụng Pin năng lượng từ, không có khí thải, máy móc vận hành rất êm ái, di chuyển nhanh chóng, an toàn. Các nhà máy áp dụng công nghệ tuần hoàn khép kín, tối ưu về kinh tế mà không gây hại cho môi trường. Cảnh vật ở đây rất hiền hoà, con sông êm đềm tưới mát cho đồng ruộng, bầu trời trong xanh vời vợi, bốn mùa chim ca múa hát.
Hành tinh của mình có một hệ thống bệnh viện tuyệt vời, mọi người dân đều được chăm sóc tận tình, ai ai cũng khoẻ mạnh ít khi đau ốm. Robot cứu thương đa năng và mạnh mẽ, ở đâu có bệnh nhân thì robot lập tức có mặt để đưa người bệnh đi chữa trị. Các y tá thì rất dễ thương, xinh đẹp lại nhân hậu, giúp đỡ bệnh nhân rất ân cần, chu đáo. Các bác sĩ thì rất chuyên nghiệp, tay nghề cực giỏi chưa từng có ca bệnh nào mà bác sĩ chịu thua, tất cả đều được chữa khỏi, trừ những người già hết tuổi thọ mà thôi.
Hành tinh của mình có một nền giáo dục văn minh hiện đại, trẻ em được học nề nếp, luật pháp từ sớm. Người lớn thì luôn luôn gương mẫu, cho nên thế hệ này nối tiếp thế hệ sau đều trưởng thành trong khuôn phép, đạo đức và lễ nghĩa noi gương người đi trước. Mọi người đều chấp hành nghiêm túc luật pháp, thượng tôn pháp luật, giao thông, đi lại ngăn nắp như xếp hàng, … Nếu ai vi phạm pháp luật thì tuỳ theo mức độ sẽ bị phạt bồi thường hoặc nếu nghiêm trọng sẽ bị đưa về Diêm Vương tinh vĩnh viễn không được quay lại Sao Hoả. Do đó, ở hành tinh của mình chưa bao giờ có cướp, giết, hiếp hoặc chiến tranh, xâm chiếm. Tất cả đều sống chan hoà, yêu thương, giúp đỡ đồng loại.
Công nghệ ở hành tinh của mình đã đạt đến độ siêu phàm, khắc chế mọi trở ngại của thiên nhiên, trời hạn đã có mưa nhân tạo, trời lụt đã có robot tan mây, muốn bay lên thì có chong chóng tre, muốn đi xa thì có phi thuyền mặt trăng, … Tất cả đều hoàn hảo đến từng chi tiết. Phục vụ tối đa cho nhu cầu của con người trên hành tinh này.
Trái Đất ơi! Sao Hoả hi vọng Trái Đất có thể sớm giải quyết được các vấn đề cấp bách và nan giải hiện nay như là: Chiến tranh, khủng bố, dịch, bệnh, thiên thai, ô nhiễm, … để có thời gian đến hành tinh của mình tham quan, thư giãn, xem cảnh đẹp. Mình cũng lấy làm tiếc rằng: Mọi máy móc, công nghệ siêu phàm và hiện đại chỉ có tác dụng duy nhất khi ở trên hành tinh Sao Hoả mà thôi, đem đến hành tinh khác thì không sử dụng được. Nếu không mình sẽ gửi cho bạn đội Robot hùng hậu nhất giúp bạn giải quyết nhanh chóng những vấn đề nan giải ấy.
Mình có rất nhiều món ngon để đãi bạn đấy, hoàn toàn sạch sẽ không bị nhiễm hoá chất độc hại hay thuốc trừ cỏ, trừ sâu gì đâu. Bạn hãy yên tâm nhé! Mong sớm được đón bạn đến chơi! Bạn thân của Trái Đất,
Sao Hoả.
5 tháng 3 2018
Thư gửi ông Bụt
Ao Cá, ngày 05 tháng 3 năm 2015 Ông Bụt thân yêu!
Con thường đọc trong truyện cổ tích, con thấy rằng mỗi khi người hiền hậu, nghèo khó bị áp bức, bất công, ngồi buồn rầu, khóc than thì ông liền hiện ra giúp đỡ. Nhưng ông ơi! con đợi hoài, đợi mãi mà sao chẳng thấy ông đâu? Ông thấy đấy, không phải là con mồ côi cha mẹ, con biết rằng con có cha có mẹ đầy đủ. Nhưng không hiểu sao từ lúc sinh ra cho đến bây giờ con chưa một lần thấy họ. May mắn thay con được một vị sư từ bi, đức độ nhận về nuôi. Ở đây có rất nhiều trẻ có hoàn cảnh như con, thậm chí có trẻ còn bi đát hơn, có đứa thì cụt mất chân do bị chó hoang cắn, có đứa thì bị mất bộ phận sinh dục do bị kiến tha, … Suốt những năm tháng khó khăn vất vả, tất cả chúng con đều được “mẹ” sư và các nhà hảo tâm chăm lo từng ngụm sữa, miếng ăn, giấc ngủ, tấm áo, cái quần, … Nếu không có các vị ấy thì chắc hẳn rằng con không còn được sống đến hôm nay để viết thư gửi ông đâu. Năm lên ba, con từ giã “mẹ” sư đến một ngôi nhà mới sạch đẹp và xa lạ, sau khi người ta đã “cúng dường” cho chùa một khoản tiền lớn. “Ba mẹ” mới của con hiếm muộn muốn “xin” con về để làm phúc. “Ba mẹ” mới của con thật tốt, họ mua cho con rất nhiều đồ chơi, quần áo mới, đưa con đi những nơi rất rất đẹp. Trong vòng tay của “ba mẹ” con thấy thật hạnh phúc và ấm áp biết bao. Con thầm nghĩ: Có lẽ Bụt không hiện ra nhưng âm thầm giúp cho con có được một mái ấm thật sự. Từ khi có con ba mẹ làm ăn phất lên trông thấy, công việc trôi chảy, tiền vào như nước, nhà cửa đất đai, đâu đâu cũng có. Rồi mẹ có thai sinh liền một mạch hai em bé kháu khỉnh và cũng kể từ đó cuộc đời của con rẽ sang một hướng khác. Suốt ngày ba mẹ bận bịu chăm sóc cho hai em nên không có thời gian chăm lo cho con nữa, kiểu cách đối xử với con cũng khác trước nhiều lắm. Ba mẹ thường hay cáu gắt, mắng chưởi, … thậm chí đánh đập. Năm con lên năm, ba mẹ gửi con vào lớp bán trú, ở đó con được học, được các cô cho ăn ngày 3 bữa. Hôm nào trái gió trở trời mệt mỏi không muốn ăn thì con được các cô dồn tới tấp, vả miệng bầm tím, đút cháo đến sặc sụa, nôn oẹ ra, rồi cô múc lên đút tiếp. Nếu vẫn không chịu ăn thì cô bế lên giộng ngược đầu vào thùng phy nước, giống như kiểu tra tấn man rợ trong các bộ phim vậy. Đến khi ngủ, bé nào không chịu ngủ sẽ được cô cho uống nước chanh đường pha thuốc, sẽ ngủ la liệt cùng một giờ theo quy định. Cho đến một hôm, các cô mãi mê tự sướng facebook nên để một bé bị hóc dị vật, thân thể tím tái. Các cô vội đưa bé đến bệnh viện, nhưng tiếc thay bé đã tử vong từ lâu rồi. Sau đó, trường bị đóng cửa. Ba mẹ chuyển con qua một trường khác, học hết lớp 5, con được ba mẹ cho lên trại tôm của chú. Công việc hằng ngày của con là trông coi trại tôm, cho tôm ăn, tắt, mở máy sục khí theo lịch và đi mua rượu giúp chú. Nếu hôm nào vợ chồng chú vui, thắng bạc thì con được yên thân, còn không thì con như tấm bia đỡ đạn, như cái cối, tấm đe cho vợ chồng chú đập, đánh, lấy kèm bẻ răng, gí sắt nung vào người, …. những trận đòn thiếu chết ấy để lại trên tay, trên chân, trên thân thể con những vết sẹo chi chít, sẹo đè sẹo. Những ngày tháng ở đây con bị tra tấn, hành hạ chẳng khác nào thời trung cổ Bụt ạ. Bụt ơi! Không biết kiếp trước của con có phải là Bống không? mà kiếp này con chịu đau đớn, tủi nhục như thế này: Bống bống bang bang Ăn chi cơm bạc, cơm vàng Để rồi hoá kiếp trần gian đoạ đày (Kỳ Nam) Giờ đây, khi đã nằm sát dưới đáy ao sâu lạnh lẽo. Con viết đôi dòng gửi đến Bụt, thầm mong Bụt hiện ra hoá kiếp cho con. Để sau này con lớn lên, thế giới của con sẽ không bao giờ có những chuyện như vừa qua nữa. Con xin chân thành cảm ơn Bụt, chúc Bụt nhiều niềm vui và xem như việc Bụt hoá kiếp cho con cũng là một niềm vui của Bụt, Bụt nhé! Cá Bống.
    Cung Sư Tử (23/7 đến 22/8) - Tính cách - Tình yêu - Sự nghiệp  Bạn đang đọc bài viết Cung Sư Tử (23/7 đến 22/8) - Tính cách - Tình yêu - Sự nghiệp tại 12CungSao.Com, bạn sẽ tìm hiểu về Cung Sư Tử & Tìm hiểu về chòm sao Sư Tử giữa tình yêu, gia đình, bạn bè và sự nghiệp. Khám phá cung Sư Tử nào! . Cùng khám phá những thông tin lý thú và bổ ích về chiêm tinh học tại 12 Cung...
Đọc tiếp

 

 

 

 

Cung Sư Tử (23/7 đến 22/8) - Tính cách - Tình yêu - Sự nghiệp

 
 

Bạn đang đọc bài viết Cung Sư Tử (23/7 đến 22/8) - Tính cách - Tình yêu - Sự nghiệp tại 12CungSao.Com, bạn sẽ tìm hiểu về Cung Sư Tử & Tìm hiểu về chòm sao Sư Tử giữa tình yêu, gia đình, bạn bè và sự nghiệp. Khám phá cung Sư Tử nào! . Cùng khám phá những thông tin lý thú và bổ ích về chiêm tinh học tại 12 Cung Sao cực hấp dẫn!

Sư Tử hay còn gọi là Cung Sư Tử hào phóng nhất trong vòng 12 Cung Hoàng Đạo. Hùng mạnh, sáng tạo và quyến rũ là những điểm nổi bật của người sinh trong cung này. 
 
Cung Sư Tử (23/7 đến 22/8) - Tính cách - Tình yêu - Sự nghiệp
 
Dù trong mối quan hệ với gia đình, bạn bè hay trong công việc, Sư Tử luôn khẳng định vị trí của mình.

Sơ yếu lý lịch

  • Cung thứ: 5 trong Hoàng Đạo 
  • Tính chất chung: tượng trưng cho những người có tổ chức 
  • Đặc trưng: sự bất biến 
  • Sao chiếu mạng: Mặt Trời (tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực, vị thế, năng lượng dồi dào và sự quyến rũ) 
  • Biểu tượng: Sư Tử 
  • Ngày trong tuần: Chủ nhật 
  • Đá may mắn: hồng ngọc, kim cương, đá ruby 
  • Nguyên tố: lửa 
  • Kim loại: vàng 
  • Màu sắc: đỏ, vàng, cam 
  • Hoa: hướng dương, hoa trinh nữ 
  • Động vật: chó, báo, chim hoàng yến 
  • Bộ phận cơ thể: trái tim, lưng 
  • Sức khỏe: Sư Tử chú ý các bộ phận như tim và lưng, vì đây là phần dễ tổn thương nhất trên cơ thể bạn 
  • Từ khóa: NIỀM VUI 
  • Nước hoa: trầm hương, dầu thơm becgamôt, cam 
  • Nơi bạn nhiệt tình nhất: trên sân khấu 
  • Việc bạn không thích làm: lãnh đạo 
  • Công việc hoàn hảo: diễn viên, tổ chức du lịch biển 
  • Phụ kiện không thể thiếu: lược chải tóc 
  • Một điều chắc chắn dành cho bạn: tắm nắng 
  • Điểm đến: Singapore 
  • Quan niệm sống: Không có việc kinh doanh nào hay hơn ngành giải trí. 
  • Ước muốn thầm kín: trở thành ngôi sao 
  • Con số may mắn: 1, 4 và 6 
  • Hẹn hò với: Bạch Dương, Nhân Mã 
  • Làm bạn với: Kim Ngưu, Bọ Cạp 
  • Cung không hợp: Bảo Bình 
  • Món quà yêu thích: những món quà liên quan đến gia đình như Album ảnh, khung ảnh… 
  • Thích: mơ mộng, hào phóng, dũng cảm 
  • Ghét: chăm sóc sắc đẹp, thất bại, chịu sự sai khiến 
  • Sở trường: thích xem phim, đi du lịch, tán gẫu với bạn bè, đồ sang trọng và các màu sáng 
  • Sở đoản: bị coi là người ngoài cuộc và không được coi là sếp, là ông chủ, là người lãnh đạo 
  • Nhà cửa: thích nhà cửa có các yếu tố trang trí liên quan đến thể thao, trẻ em, sự sáng tạo, tình yêu và sự lãng mạn 

 

8
1 tháng 7 2016

i don't know

mk là song ngưvui

7 tháng 4 2021

Chiều mát, bố em thường ra vườn chăm sóc cây. Cây ăn quả bố trồng đang đơm hoa, kết trái. Em lăng xăng theo bố để xem bố làm vườn.

Bố em tuổi đã tứ tuần nhưng khoẻ mạnh và hăm hở làm vườn như một chàng lực điện tuổi mới đôi mươi. Tóc bố còn đen nhánh, chưa có sợi tóc bạc nào. Tóc bố cắt ngắn, gọn gàng. Khuôn mặt chữ điền của bố rạng rỡ vì niềm yêu thích mảnh vườn con. Mắt bố to và đẹp, sáng long lanh niềm hăng hái lao động. Bàn tay bố to, cánh tay rắn chắc, nổi cuồn cuộn bắp thịt. Chiều nay bố bón phân, tưới nước cho cây. Nhân đó, bố gieo hạt cải. Bố mặc quần cộc, áo sơ mi cũ ngắn tay đã bạc màu rồi xách cái cuốc đi ra vườn không quên dặn em mang túi phân NPK theo.

Bố xách nước tưới vào gốc cây và rắc phân NPK xuống đất, cách gốc cây cỡ hai mươi xăng-ti-mét. Bố cuốc đất vun tròn xung quanh gốc rồi tưới nước lần thứ hai cho đất vừa thấm. Xong việc bón phân cho cây, bố vác cuốc ra khoảng đất trống. Chỗ ấy, bố đã cuốc lật từ mấy hôm trước nên bây giờ bố chỉ cần dùng cuốc băm và đập cho tơi đất. Tay bố vung lên hạ xuống theo nhịp cuốc rồi trở cán cuốc đập cho đất tơi nhuyễn. Bàn tay bố nắm chặt cán cuốc đưa lên hạ xuống nhịp nhàng, bắp tay của bố nối vồng lên. Bố vừa cuốc vừa đi giật lùi một lúc thì luống đất đã được băm tơi xốp. Bố dùng cái cào để cào cỏ ra. Em lấy ki hốt cỏ đổ vào hố rác rồi vội vàng chạy lại xem bố gieo hạt cải. Bố mở gói hạt cải, khéo léo rắc đều lên luống đất. Sau đó, bố dùng bình hoa tưới nước lên luống đất. Bố tưới nhẹ và vừa đủ ẩm cho hạt cải nảy mầm, lên lá. Bố xoa hai tay vào nhau khoan khoái nói: “Thế là xong, vài hôm là có cải non ăn rồi con ạ!”. Em vâng dạ rồi phụ bố thu dọn thùng tưới, cuốc, ki vào nhà. Chiều chủ nhật trôi qua êm ả, dễ chịu.

Bố em đi làm suốt tuần nhưng vẫn tranh thủ những ngày nghỉ để trồng rau, chăm sóc vườn. Bố bảo đó là cái thú vui lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng. Lao động trí óc ở công sở căng thẳng, bố em xem việc trồng cây là thú vui. Em sẽ giúp bố tưới nước và bắt sâu cho cải. Có luống rau sạch tự trồng, nhà em có rau ngon để ăn và có dịp để cả nhà vui vẻ lao động.

                                          Giaỉ trí chútSơ yếu lý lịch của cung Bạch DươngCung thứ: 1 trong Hoàng Đạo Tính chất chung: cung số của người chủ nhân, người thủ lĩnh Sao chiếu mệnh: sao Hỏa (biểu tượng cho khát vọng, quyền lực, cạnh tranh, chiến tranh, bạo lực và lòng can đảm) Biểu tượng: con cừu đực Ngày trong tuần: thứ Ba Đá tượng trưng: kim cương, hồng ngọc...
Đọc tiếp

                                          Giaỉ trí chút

Sơ yếu lý lịch của cung Bạch Dương

  • Cung thứ: 1 trong Hoàng Đạo 
  • Tính chất chung: cung số của người chủ nhân, người thủ lĩnh 
  • Sao chiếu mệnh: sao Hỏa (biểu tượng cho khát vọng, quyền lực, cạnh tranh, chiến tranh, bạo lực và lòng can đảm) 
  • Biểu tượng: con cừu đực 
  • Ngày trong tuần: thứ Ba 
  • Đá tượng trưng: kim cương, hồng ngọc (ruby), ngọc thạch anh đỏ 
  • Nguyên tố: lửa 
  • Kim loại: sắt 
  • Động vật: sói, gà trống 
  • Màu sắc: màu đỏ thắm, cam 
  • Hoa: hoa cẩm chướng, hoa anh túc, hoa tulip, cây đậu chổi 
  • Bộ phận cơ thể: đầu, khuôn mặt 
  • Sức khỏe: cần chú ý tới đầu, mặt, não và răng trên 
  • Từ khóa: CÁI TÔI 
  • Hẹn hò với: Sư Tử, Nhân Mã 
  • Làm bạn với: Cự Giải, Ma Kết 
  • Nơi bạn nhiệt tình nhất: kéo co 
  • Điều làm bạn buồn phiền: sự kích động 
  • Môn thể thao: taekwondo 
  • Công việc hoàn hảo: cứu hỏa, giáo viên dạy aerobics 
  • Phụ kiện tốt nhất: mũ 
  • Nước hoa: đàn hương, oải hương 
  • Một điều chắc chắn dành cho bạn: mặc đồ đỏ 
  • Điểm đến: phố biển 
  • Khẩu hiệu: Đừng chen vào con đường của tôi! 
  • Mong ước thầm kín: trở thành thủ lĩnh 
  • Con số may mắn: 1 và 9 
  • Các cung hợp: Bạch Dương, Sư Tử và Nhân Mã 
  • Các cung không hợp: Thiên Bình 
  • Món quà yêu thích nhất: dụng cụ thể thao, quần áo hoặc dụng cụ làm việc 
  • Thích: sự tiên phong, sự chiến thắng, sáng tạo, làm việc, sự khởi đầu mới, sự quả quyết 
  • Ghét: tuân lệnh, chia sẻ, thua cuộc, chờ đợi, sự thô bạo và những người sống phụ thuộc 
  • Nhà cửa: thường chú ý tới các chi tiết ở cửa, hình thức bề ngoài của ngôi nhà 
6
8 tháng 6 2016

Lê Thị Hải Anh ~ Bạn là bạch dương hả

ok

8 tháng 6 2016

Quá giống tui. Bạo lực là điểm mạnh của tôi.

HaHaHa!Thủ lĩnh của lớp màhehe

thưa các thầy cô ở học24htuy ko phải 20-11 nhưng đây là 1 chút lòng thành của em Thầy và chuyến đò xưa  Lặng xuôi năm tháng êm trôiCon đò kể chuyện một thời rất xưaRằng người chèo chống đón đưaMặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiềuBay lên tựa những cánh diềuKhách ngày xưa đó ít nhiều lãng quênRời xa bến nước quên tênGiờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cườiGiọt sương rơi mặn...
Đọc tiếp

thưa các thầy cô ở học24h

tuy ko phải 20-11 nhưng đây là 1 chút lòng thành của em



 


Thầy và chuyến đò xưa
 

Lặng xuôi năm tháng êm trôi

Con đò kể chuyện một thời rất xưa

Rằng người chèo chống đón đưa

Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều

Bay lên tựa những cánh diều

Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên

Rời xa bến nước quên tên

Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười

Giọt sương rơi mặn bên đời

Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông

Mắt thầy mòn mỏi xa trông

Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian...

Nguyễn Quốc Đạt

Con với thầy

Con với thầy

Người dưng nước lã

Con với thầy

Khác nhau thế hệ

Đã nhiều lần tôi tự hỏi mình

Mười mấy ngàn ngày không gặp lại

Những thầy giáo dạy tôi ngày thơ dại

Vẫn bên tôi dằng dặc hành trình

Vẫn theo tôi những lời động viên

Mỗi khi tôi lầm lỡ

Vẫn theo tôi những lời nhắc nhở

Mỗi khi tôi tìm được vinh quang...

Qua buồn vui, qua những thăng trầm

Câu trả lời sáng lên lấp lánh

Với tôi thầy ký thác

Thầy gửi tôi khát vọng người cha

Đường vẫn dài và xa

Thầy giáo cũ đón tôi từng bước!

Từng bước một tôi bước

Với kỷ niệm thầy tôi...

Phạm Minh Dũng

Lời ru của thầy

Mỗi nghề có một lời ru

Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này

Lời ru của gió màu mây

Con sông của mẹ đường cày của cha

Bắt đầu cái tuổi lên ba

Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em

Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm

Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!

Thầy không ru đủ nghìn câu

Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời

Tuổi thơ em có một thời

Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm

Như ru ánh lửa trong hồn

Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây

Thầy ru hết cả mê say

Mong cho trọn ước mơ đầy của em.

Mẹ ru em ngủ tròn đêm

Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày

Trong em hạt chữ xếp dày

Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm

Từ trong vòm mát ngôi trường

Xin lời ru được dẫn đường em đi

(Con đường thầy ngỡ đôi khi

Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)

Hẳn là thầy cũng già thôi

Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em

Thì dù phấn trắng bảng đen

Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình

Đoàn Vị Thượng

Xin lỗi các em

Tôi đâu phải người làm nông

Cày xong đánh giấc say nồng một hơi

Chuông reo tan buổi dạy rồi

Còn nghe ray rứt nỗi đời chưa yên.

Trách mình đứng trước các em

Dửng dưng cả tiếng hồn nhiên gọi: Thầy!

Rụng dần theo bụi phấn bay

Ước mơ một thuở căng đầy tuổi xanh

Dẫu là lời giảng của mình

Cơn ho chợt đến vô tình cắt ngang

Dẫu là tiết học vừa tan

Bước qua cửa lớp đôi lần hụt hơi!

Hiểu dùm tôi các em ơi

Giấu bao ám ảnh khôn nguôi từng giờ

Cảnh đời chộn rộn bán mua

Áo cơm nào dễ chi đùa với ai.

Vờ quên cuộc sống bên ngoài

Nhiều điều xa lạ nói hoài riết quen

Dở hay, yêu ghét, trắng đen

Còn bao sự thật đã nhìn thẳng đâu

Ai còn dằn vặt đêm sâu

Trong từng sợi tóc bạc màu truân chuyên

Thật lòng tạ lỗi các em

Hiểu ra khi đã lớn lên mai này!

Trần Ngọc Hưởng

Bụi phấn xa rồi

Ngẩn ngơ chiều khi nắng vàng phai

Thương nhớ ngày xưa chất ngất hồn

Một mình thơ thẩn đi tìm lại

Một thoáng hương xưa dưới mái trường

Cho dẫu xa rồi vẫn nhớ thương,

Nầy bàn ghế cũ, nầy hàng me

Bảng đen nằm nhớ người bạn trẻ

Bụi phấn xa rồi... gửi chút hương!

Bạn cũ bây giờ xa tôi lắm

Mỗi đứa một nơi cách biệt rồi!

Cuộc đời cũng tựa như trang sách

Thư viện mênh mông, nhớ mặt trời!!!

Nước mắt bây giờ để nhớ ai???

Buồn cho năm tháng hững hờ xa

Tìm đâu hình bóng còn vương lại?

Tôi nhớ thầy tôi, nhớ... xót xa!

Như còn đâu đây tiếng giảng bài

Từng trang giáo án vẫn còn nguyên

Cuộc đời cho dẫu về muôn nẻo

Vẫn nhớ thầy ơi! Chẳng thể quên!!!

Thái Mộng Trinh

Nhớ cô giáo trường làng cũ

Bao năm lên phố, xa làng

Nhớ con bướm trắng hoa vàng lối quê

Nhớ bài tập đọc a ê

Thương cô giáo cũ mơ về tuổi thơ

Xiêu nghiêng nét chữ dại khờ

Tay cô cầm ấm đến giờ lòng em.

Vở ngày thơ ấu lần xem

Tình cô như mẹ biết đem sánh gì.

Tờ i nguệch ngoạc bút chì

Thấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề

Thương trường cũ, nhớ làng quê

Mơ sao được một ngày về thăm Cô !

Nguyễn Văn Thiên

Hoa và ngày 20-11

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy

Còn rung rinh sắc thắm tươi

20-11 ngày năm ấy

Thầy tôi tuổi vừa đôi mươi

Cô tôi mặc áo dài trắng

Tóc xanh cài một nụ hồng

Ngỡ mùa xuân sang quá

Học trò ngơ ngẩn chờ trông...

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy...

Xuân sang, thầy đã bốn mươi

Mái tóc chuyển màu bụi phấn

Nhành hoa cô có còn cài?

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy...

Tà áo dài trắng nơi nao,

Thầy cô - những mùa quả ngọt

Em bỗng thành hoa lúc nào.

Phạm Thị Thanh Nhàn

Nghe thầy đọc thơ

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà

Mái chèo nghe vọng sông xa

Êm êm như tiếng của bà năm xưa

Nghe trăng thuở động tàu dừa

Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

Thêm yêu tiếng hát mẹ cười

Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…

Trần Đăng Khoa

Nắng ấm sân trường

Cây điệp già xòe rộng tán yêu thương

Lá lấp lánh cười duyên cùng bóng nắng

Giờ đang học, mảng sân vuông lặng vắng

Chim chuyền cành buông tiếng lạnh bâng qươ

Chúng em ngồi nghe thầy giảng bình thơ

Nắng ghé theo chồm lên ngồi bệ cửa

Và cả gió cũng biết mê thơ nữa

Thổi thoảng vào mát ngọt giọng thầy ngâm.

Cả lớp say theo từng nhịp bổng trầm

Điệp từng bông vàng ngây rơi xoay tít

Ngày vẫn xuân, chim từng đôi ríu rít

Sà xuống sân tắm nắng ấm màu xanh

Em ngồi yên uống suối mật trong lành

Thời gian như dừng trôi không bước nữa

Không gian cũng nằm yên không dám cựa

Ngại ngoài kia nắng ấm sẽ thôi vàng

Sân trường căng rộng ngực đến thênh thang

Kiêu hãng khoe trên mình màu nắng ấm

Lời thơ thầy vẫn nhịp nhàng sâu lắng

Nắng ấm hơn nhờ giọng ấm của người...

Nguyễn Liên Châu

Thầy

Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay

Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng

Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn

Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi

Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ...

Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại

Mái chèo đó là những viên phấn trắng

Và thầy là người đưa đò cần mẫn

Cho chúng con định hướng tương lai

Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi

Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa

Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...

 
10
12 tháng 12 2016

hay lắm bnhihi

8 tháng 12 2016

Ngắn thoy ! Tốn S !! Gửi dăm 3 bài

17 tháng 5 2016

đẹp lắm mk ko làm đc

17 tháng 5 2016

hay đó chỉ mk vs m.n ơi

13 tháng 11 2016

(*) Khái niệm về đoạn văn :
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
- Về hình thức: Được bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng
- Về nội dung: Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
(*)Cách xây dựng đoạn văn:
Trước khi đi vào vấn đề chính , mình xin nêu khái niệm về câu chủ đề trước để các bạn hiểu những phần sau mình viết .
* Khái niệm về câu chủ đề :
Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
* Tìm hiểu về các đoạn văn :
- Khái niệm đoạn văn song hành :
Các câu bình đẳng nhau về mặt ý nghĩa, cùng tập trung thể hiện một chủ đề.
- Khái niệm đoạn văn diễn dịch :

Có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn . Các câu sau tập trung làm sáng rõ cho câu chủ đề.
Câu chủ đề ~~~~> Luận điểm 1 , luận điểm 2 , luận điểm 3 ... luận điểm n

- Khái niệm đoạn văn quy nạp :
Đoạn văn quy nạp là đoạn văn có câu chủ đề đặt ở cuối đoạn văn các câu đặt trước có nhiệm vụ triển khai theo câu chủ đề đó
Có thể hiểu rõ hon theo sơ đồ sau
Luận điểm 1 , luận điểm 2 , luận điểm 3 ....luận điểm n -------------> Câu chủ đề

- Khái niệm về đoạn văn tổng- phân- hợp:
Đoạn tổng- phân- hợp là đoạn nghị luận có cách triển khai ý từ luận điểm suy ra các luận cứ, rồi từ các luận cứ khẳng định lại luận điểm. Qua mỗi bước vấn đề được nâng cao hơn.
- Khái niệm đoạn văn móc xích :
Triển khai ý bằng cách câu sau kế thừa và phát triển ý câu trước, luận cứ của câu trước tạo tiền đề cho sự phát triển ý của câu sau và cứ như thế đến hết đoạn.

Chúc bn hok tốt ok!

13 tháng 11 2016

cái này dễ thui màkhiuhiu

Họ tên: ………………………...Lớp: …………… KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: TIẾNG VIỆTThời gian: 45’I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM Ü Đọc kĩ và khoanh tròn đáp án đúng nhất.1/ Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. b. Miền Nam đi trước về sau. c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. d. Hình ảnh miền...
Đọc tiếp

Oval: ĐỀ 2

Họ tên: ………………………...

Lớp: ……………

 

KIỂM TRA 1 TIẾT

 

MÔN: TIẾNG VIỆT

Thời gian: 45’

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM

Ü Đọc kĩ và khoanh tròn đáp án đúng nhất.

1/ Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?

a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. b. Miền Nam đi trước về sau.

c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. d. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác.

2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?

a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ

4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.

Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ

5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.

Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?

a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?

6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:

a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V

c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.

7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?

a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.

c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.

8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.

c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.

9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?

a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ

10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?

a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.

11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:

“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”

a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ

12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.

Vị ngữ của câu trên là:

a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai

c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?

a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm

c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu

14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B)

b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.

c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.

15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:

a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.

c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.

16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:

a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.

b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.

c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.

d. Không có tác dụng.

17/ Có mấy loại so sánh?

a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.

18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?

Vì mây chi núi lên trời

Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.

a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất

d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.

c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.

20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?

a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?

a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.

22/ Hình thức của ẩn dụ?

a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B

c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.

23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)

a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.

c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.

II/ PHẦN TỰ LUẬN: (1,5đ)

Nhân hóa là gì? Cho ví dụ minh họa? Có mấy kiểu nhân hóa, kể tên?

III/ PHẦN BÀI TẬP: (2,5đ)

1/ Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong phép hoán dụ là gì? (Kiểu hoán dụ) (1đ)

a/ Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. (Hồ Chí Minh)

b/ Vì lợi ích mười năm trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm trồng người. (Hồ Chí Minh)

2/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết mỗi vị ngữ có cấu tạo như thế nào? (Là động từ, cụm động từ, tính từ …) (1đ)

Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

3/ Đặt 2 câu theo yêu cầu sau: (0,5đ)

a/ Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì? để kể lại việc tốt em mới làm được.

b/ Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Như thế nào? để tả hình dáng hoặc tính tình đáng yêu của một bạn trong lớp em.

10
6 tháng 11 2016

2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? “Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?

a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ

4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.

Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ

5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.

Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?

a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?

6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:

a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V ( lý thuyết trong SGK )

c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.

7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?

a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.

c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.

8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.

c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. ( xem lại đề bài zùm mình nhé! )

9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?

a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ

10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?

a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.

11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:

“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”

a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ

12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.

Vị ngữ của câu trên là:

a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai

c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?

a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm

c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu

14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B) ( lý thuyết trong SGK )

b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.

c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.

15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:

a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.

c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.

16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:

a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.

b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.

c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.

d. Không có tác dụng.

17/ Có mấy loại so sánh?

a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.

18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?

Vì mây chi núi lên trời

Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.

a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất

d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.

c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.

20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?

a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?

a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.

22/ Hình thức của ẩn dụ?

a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B

c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.

23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)

a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.

c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.

6 tháng 11 2016

nhìn hao cả mắt