Câu 31. Câu thơ “Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bay nhiêu!” tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
A. Nhân hoá. B. So sánh.
C. So sánh và nhân hóa D. Ẩn dụ.
Câu 32. Dấu hai chấm trong câu “Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.” có tác dụng gì?
A. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.
C. Báo hiệu một sự liệt kê.
D. Để dẫn lời nói gián tiếp của nhân vật.
Câu 33. Dấu hai chấm trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, Để con đi…”
A. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.
C. Báo hiệu một sự liệt kê.
D. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.
Câu 34. Dấu ngoặc kép trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Nhưng nơi đó cha chưa hề đi đến”
A. Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận trước.
C. Báo hiệu một sự liệt kê.
D. Để dẫn ý nghĩ của nhân vật.
Câu 35. Dấu ngoặc kép trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?
Cô bé nói: “Thưa bác sĩ, sau này lớn lên, con muốn làm bác sĩ”.
A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
C. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.
D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật.
Câu 36. Dấu ngoặc kép trong chuỗi câu sau có tác dụng gì?
Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này cho thầy biết”.
A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
C. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.
D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật.
Câu 37. Dấu ngoặc kép trong câu “Và thế này thì “ghê gớm” thật” có tác dụng gì?
A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
C. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.
D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật.
Câu 38. Trong câu “ Từ bờ tre làng tôi, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi” có mấy cặp từ trái nghĩa?
A. Một cặp từ B. Hai cặp từ
C. Ba cặp từ D. Bốn cặp từ
Câu 39. Trong các cụm từ : chiếc dù, chân đê, xua xua tay, những từ nào mang nghĩa chuyển?
A. Chỉ có từ chân mang nghĩa chuyển
B. Có hai từ dù và chân mang nghĩa chuyển
C. Có ba từ dù, chân, tay đều mang nghĩa chuyển
D. Có bốn từ dù, chân, tay, xua đều mang nghĩa chuyển
Câu 40. Trong đoạn văn “Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất”. Có mấy câu ghép
A. Một câu đơn, hai câu ghép.
B. Hai câu đơn, một câu ghép.
C. Ba câu đơn
i D. Hai câu đơn, hai câu ghép.
5 người đầu tiên!!!